Tên khoa học Cynara scolymus L.
Thuộc họ cúc Asteraceae (Compositae). Tên tiếng Anh của cây áctisô là artichoke.
Ta dùng thân và lá tươi của cây Actisô.
Mô tả:
Cây Actisô cao gần 1m hay hơn, có khi tới 2m trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dày và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây được di thực và trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, sây hay phơi khô.
Tác dụng dược lý:
Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actiso từ 2 đến 3h lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Wats 1929) và tiêm atiso đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lương cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp. Tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng ure trong máu tăng lên, do actiso làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier, De Seze M. Erk và R. Picart, 1934-1935).
Actisô không có độc.
Công dụng và liều dùng:
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.
Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗ lần 10-40 giọt. Tại miền nam ở các chợ, người ta còn bán cả thân và rễ atiso thái mỏng phơi khô với cùng công dụng như lá.
Thuộc họ cúc Asteraceae (Compositae). Tên tiếng Anh của cây áctisô là artichoke.
Ta dùng thân và lá tươi của cây Actisô.
Mô tả:
Cây Actisô cao gần 1m hay hơn, có khi tới 2m trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dày và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây được di thực và trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, sây hay phơi khô.
Tác dụng dược lý:
Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actiso từ 2 đến 3h lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Wats 1929) và tiêm atiso đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lương cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp. Tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng ure trong máu tăng lên, do actiso làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier, De Seze M. Erk và R. Picart, 1934-1935).
Actisô không có độc.
Công dụng và liều dùng:
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.
Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗ lần 10-40 giọt. Tại miền nam ở các chợ, người ta còn bán cả thân và rễ atiso thái mỏng phơi khô với cùng công dụng như lá.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét