Cây bấc đèn còn có tên gọi khác là đăng tâm thảo. Vị thuốc đăng tâm thảo chính là phần ruột (như 1 lõi xốp) của cây bấc đèn.
Tên khoa học
Juncus effusus L. var. Thuộc họ Bấc.
Cây có tên gọi là cây bấc đèn vì lột ruột cây ra có thể dùng làm bấc đèn dầu (Bấc đèn là phần lõi vải dẫn dầu bên trong cái đèn dầu ngày xưa).
Khu vực phân bố
Loài cây này thường mọc hoang khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nước ta, loài cây này mọc nhiều ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Bình.
Bộ phận dùng
Ruột cây chính là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Đăng tâm thảo thường được thu hái vào mua thu (tháng 8 đến tháng 10) – Khi mà những cây bấc đèn đã phát triển lên mức lớn nhất. Người dân dùng liềm cắt sát đất, rạch dọc đôi thân cây lấy lõi rồi bó thành từng bó phơi khô mà làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tính vị
Cây có vị ngọt, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và tiểu trường
* Công dụng của cây bấc đèn
Theo kinh nghiệm dân gian, cây bấc đèn có một số tác dụng chính như sau:
An thần, điều trị mất ngủ rất hay
Điều trị ho, viêm họng
Lợi tiểu, điều trị phù nề
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân tiểu ít, bí tiểu
Người kém ngủ
Người bị ho, viêm họng khi thay đổi thời tiết
Người bị phù nề
Tiểu ra máu, tiểu đục
Cách dùng, liều dùng
Dùng hàng ngày với liều: 2g – 4g dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có vị đăng tâm thảo
Điều trị mất ngủ, phù nề, tiểu ít: Đăng tâm thảo 8-10g đun với 4 bát nước, đun cạn còn 2 bát, chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt: Cây bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 10g, cây dừa nước khô 10g đun nước uống hàng ngày.
Điều trị ho, viêm họng: Cây bấc đèn 5g, củ mạch môn 10g, lá tre tươi 10g đun nước uống trong ngày.
Tên khoa học
Juncus effusus L. var. Thuộc họ Bấc.
Cây có tên gọi là cây bấc đèn vì lột ruột cây ra có thể dùng làm bấc đèn dầu (Bấc đèn là phần lõi vải dẫn dầu bên trong cái đèn dầu ngày xưa).
Khu vực phân bố
Loài cây này thường mọc hoang khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ nước ta, loài cây này mọc nhiều ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Thái Bình.
Bộ phận dùng
Ruột cây chính là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Đăng tâm thảo thường được thu hái vào mua thu (tháng 8 đến tháng 10) – Khi mà những cây bấc đèn đã phát triển lên mức lớn nhất. Người dân dùng liềm cắt sát đất, rạch dọc đôi thân cây lấy lõi rồi bó thành từng bó phơi khô mà làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Tính vị
Cây có vị ngọt, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, phế và tiểu trường
* Công dụng của cây bấc đèn
Theo kinh nghiệm dân gian, cây bấc đèn có một số tác dụng chính như sau:
An thần, điều trị mất ngủ rất hay
Điều trị ho, viêm họng
Lợi tiểu, điều trị phù nề
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân tiểu ít, bí tiểu
Người kém ngủ
Người bị ho, viêm họng khi thay đổi thời tiết
Người bị phù nề
Tiểu ra máu, tiểu đục
Cách dùng, liều dùng
Dùng hàng ngày với liều: 2g – 4g dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có vị đăng tâm thảo
Điều trị mất ngủ, phù nề, tiểu ít: Đăng tâm thảo 8-10g đun với 4 bát nước, đun cạn còn 2 bát, chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt: Cây bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 10g, cây dừa nước khô 10g đun nước uống hàng ngày.
Điều trị ho, viêm họng: Cây bấc đèn 5g, củ mạch môn 10g, lá tre tươi 10g đun nước uống trong ngày.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét