Chuyển đến nội dung chính

Con sá sùng (địa sâm)

Sá sùng là một loài động vật thân mềm, có hình dáng như con giun, sống ở những bãi cát ven biển nước ta (Lưu ý: Không phải vùng cát ven biển nào cũng có con sá sùng đâu nhé).

Thời xưa sá sùng chính là nguyên liệu chính tạo nên vị ngọt cho nước phở chứ không phải mì chính và bột ngọt như ngày nay. Ngoài dùng làm gia vị cho các món ăn, theo y học cổ truyền sá sùng còn là một vị thuốc bổ rất quý cho sức khỏe. Nó được ví như loại vàng dòng của vùng đất biển Vân Đồn – Quảng Ninh. Xin giới thiệu tới bạn đọc những thông tin bổ ích về vị thuốc sá sùng.

Tên khác
Sá sùng còn có tên gọi khác là sâu đất, giun biển, địa sâm, đồn đột, quoạt đất. Ở Quảng Ninh gọi là “con mồi” con này dùng làm mồi câu ngoài biển vì chúng rất dai, khó đứt nên dùng làm mồi câu cá biển rất hiệu quả.

Tên khoa học
Sipunculus nudus, thuộc ngành sá sùng
Khu vực phân bố
Loài động vật quý hiếm này hiện chỉ có ở một số vùng biển của nước ta như vùng biển Vân Đồn – Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh, Biển Côn Đảo, Biển Nha Trang. Xong nhiều và nổi tiếng nhất vẫn là Sá sùng Vân Đồn – Quảng Ninh.

Bộ phận dùng
Toàn bộ con sá sùng sau khi đã rửa sạch đất cát, lộn ruột đều sử dụng được để làm thuốc.Cách chế biến và thu hái
Tôi đã được chứng kiến và trực tiếp làm công việc đào sá sùng ngoài bở biển Vân Đồn – Quảng Ninh, công việc này khá vất vả. Người dân tại đây đi đào sá sùng từ 3-4 giờ sáng (Khi thủy chiều suống), người đào dùng mai (thuổng) để đào, theo kinh nghiệm chỗ nào có lỗ nước đùn lên thì có sá sùng ở đó, mỗi lỗ thường chỉ có 1 con sá sùng. Người ta dùng chân đạp mạnh chiếc mai xuống cát rồi dùng tay và chân hất cát lên làm lộ ra con sá sùng dưới cát.

Loài này rất nhanh, nếu không nhanh chúng sẽ lẩn trốn mất vào trong cát. Mỗi ngày người dân đi đào được từ 2-4kg sá sùng tươi, thu nhập từ 300.000đ đến 600.000đ.

Hiện nay có 2 cách chế biến sử dụng sá sùng là chế biến dạng tươi và chế biến ở dạng khô.

Sá sùng tươi: Sau khi bắt về, người ta đem rửa thật sạch đất cát, lộn ruột rồi đóng đá trong thùng xốp bảo quản, vận chuyển đi các nơi tiêu thụ (Thường gửi đi Hà Nội và Hải Phòng).

Sá sùng khô (Đây là cách làm phổ biến hiện nay): Sá sùng tươi đã lộn ruột được xếp đều lên các phản, sau đó đem phơi ở trời nắng to, thường phải phơi từ 4-5 nắng mới đạt yêu cầu.

Tỷ lệ hao hụt sau khi phơi là: 15-16kg tươi được 1kg khô. Chính vì vậy mà giá bán sá sùng khô hiện nay khá cao, thường giao động từ 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/1kg khô.

Thành phần hóa học
Loài sinh vật này chứa rất nhiều Protein, trong đó có 18 loại acid amin (Trong đó có những acid amin tạo vị ngọt đặc trưng cho sá sùng mà không loại thực phẩm nào có được), nhiều chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Sắt, Mangan, niken, crom, kẽm….. Có thể khẳng định đây là một vị thuốc bổ dưỡng, mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

* Công dụng của sá sùng
Theo y học cổ truyền sá sùng có vị mặn, tính mát có tác dụng sinh tinh, bổ huyết, cường dương, kiện tỳ vị. Sau đây là một số công dụng chính của vị thuốc này:

Tác dụng bổ máu, dưỡng huyết
Tác dụng giúp tăng cân, điều trị suy dinh dưỡng
Tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cả nam và nữ giới
Tác dụng điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý
Tác dụng kích thích tiêu hóa
Tác dụng mạnh gân xương
Tác dụng điều trị bệnh ho hen
Đối tượng sử dụng
Người mới ốm dậy, người gầy yếu
Nam và nữ giới suy giảm sinh lý
Người mắc chứng xuất tinh sớm
Người già, người cao tuổi
Người bình thường nếu có điều kiện sử dụng sá sùng hàng ngày sẽ rất tốt
Người bị ho hen kéo dài

Cách dùng, liều dùng
1. Dùng làm thuốc
Điều trị yếu sinh lý, liệu dương, xuất tinh sớm: Dùng sá sùng khô sao thơm (hoặc nướng vàng) nghiền bột chiêu với nước ấm hoặc với rượu dùng hàng ngày. Liều dùng 5-7g/ngày (Chia 2 lần dùng trong ngày).

Điều trị ho hen kéo dài: Sá sùng khô 5kg, cát cánh 5g, củ mạch môn khô 10g đun với 1 lít nước uống trong ngày.

2. Dùng hàng ngày làm thực phẩm bồi bổ, tăng cường tiêu hóa
Canh sá sùng: Nồi canh rau ngót hay rau đay cho thêm khoảng 3-4 con khô (cắt nhỏ), nồi canh sẽ có vị ngọt rất đặm đà. Đặc biệt bạn không cần dùng mì chính mà canh vẫn ngon tuyệt.

Nước phở: Thay vì dùng mì chính, mỗi nồi phở ta chỉ cần thêm khoảng 10 con khô, bảo đảm nước phở sẽ ngọt lừ, một vị ngọt đặm đà khó tả mà bất cứ loại bột ngọt nào cũng không có được.

3. Cách ngâm rượu sá sùng
Chuẩn bị: Sá sùng khô 1kg, kỷ tử khô 300g, tiểu hồi 50g, quế chi 20g, rượu trắng 40 độ loại ngon 3 lít

Cách ngâm: Sá sùng khô đem sao vàng tới khi thấy có mùi thơm nhẹ là được. Cho sá sùng vào trước, sau đó cho lần lượt các vị thuốc lên trên, đổ rượu vào bình. Ngâm trong thời gian khoảng 60 ngày trở lên là dùng được.

Cách dùng: Ngày dùng 4-6 ly nhỏ, dùng trong mỗi bữa ăn.

Công dụng: Rượu sá sùng có công dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, tăng khả năng cương cứng rất tốt cho nam giới.

Nguồn:Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác