Chuyển đến nội dung chính

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là một vị thuốc rất đặc biệt, có đủ 5 vị đó là: Ngọt, đắng, chua, cay, mặn nên được y học cổ truyền gọi lới tên “Ngũ vị tử” ý chỉ loại hạt có tới 5 mùi vị.

Tên khoa học
Schisandra sinensis Baill. Thuộc họ ngũ vị tử.

Khu vực phân bố
Cây ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill) không có ở Việt Nam. Cây chỉ mọc ở một số nước xứ lạnh như: Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hiện nay ở Việt Nam có một loại ngũ vị tử được gọi là ngũ vị tử nam, ở nước ta cây này thường được người dân gọi là cây nắm cơm, cây na rừng, quả chí chuôn chua. Các bạn tham khảo thêm về vị thuốc này tại đây.

Bộ phận dùng
Quả là bộ phận được dùng làm thuốc.

Cách chế biến và thu hái
Mùa quả chín vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, người ta hái quả về nhặt bỏ cuống, đem phơi hay sấy khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học
Trong quả có chứa axit xitric, axit malic, axit tactric, vitamin C, schizandrin, đường, tanin, ngoài ra trong quả còn chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Tính vị
Ngũ vị tử có vị ngọt, đắng, chua, cay, mặn, tính ôn, không độc. Vào hai kinh phế và thận.

* Công dụng của ngũ vị tử
Theo y học cổ truyền ngũ vị tử được coi là một vị thuốc bổ rất quý, được dùng nhiều trong các thang thuốc bổ thận, tráng dương, đặc biệt vị thuốc này được dùng nhiều trong các thang thuốc để điều trị bệnh liệt dương, người ểu oải mệt mỏi kiệt sức.

Người dân vùng Viễn Đông nước Nga đã biết sử dụng ngũ vị tử từ rất lâu. Những người đi săn thú rừng thường mang theo loại quả này, theo kinh nghiệm người thợ săn chỉ cần ăn 1 nắm ngũ vị tử là đã có đủ sức khỏe để đi săn trong suốt 1 ngày mà không thấy mệt mỏi.

Đúc kết những kinh nghiệm quý từ y học cổ truyền, sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số tác dụng chính của vị thuốc này:

Tác dụng điều trị liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm
Bổ thận dương, điều trị thận dương hư, tiểu đục, đau lưng, lưng lạnh
Điều trị ho, viêm phế quản lâu ngày không khỏi
Bồi bổ, tăng cường sức khỏe
Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi

Cách dùng, liều dùng
Điều trị liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, thận dương hư: Ngũ vị tử 500g sao vàng, nghiền thành dạng bột để dùng hàng ngày. Mỗi ngày dùng 12-15g, uống với nước ấm.
Bổ thận, tăng cường sức khỏe bằng rượu ngũ vị tử: Ngũ vị tử 500g, câu kỷ tử 500g, nhân sâm 100g ngâm với 5 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Điều trị ho: Ngũ vị tử 5g, mạch môn 10g, ngưu tất 10g, bách bộ 10g sắc với 1 lít nước chia 3 lần uống trong ngày. DÙng liên tục cách trên khoảng 1 tuần sẽ có hiệu quả tích cực.
Điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ: Ngũ vị tử 5g, kỷ tử 10g đun với 700ml nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng 2 vị trên hầm với tim lợn cho người bệnh ăn trong ngày cũng cho hiệu quả rất tốt.
Nguồn:Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc