Sa sâm còn có tên là Pissenlit maritime.
Giải thích từ sa sâm. Sa có nghĩa là: Cát, Sâm: nghĩa là nhân sâm. Vì vị thuốc này có công dụng như nhân sâm mà lại mọc ở cát nên được gọi là Sa sâm.
Cây sam sâm mọc trên cát
Tên khoa học
Launaea pinnatifida Cas, thuộc họ hoa cúc
Khu vực phân bố
Sa sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Cây thường mọc ở các vùng ven biển có nhiều cát ở nước ta và các nước có biển.
Bộ phận dùng
Rễ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc của sa sâm.
Cách chế biến và thu hái
Vào tháng 8-9 hàng năm người dân tiến hành thu hái vị thuốc này. Củ sa sâm khi thu hái về sẽ được rửa sạch bằng nước vo gạo, rồi đồ chín và thái lát mỏng phơi khô để làm thuốc.
Hiện nay ở nước ra rất hiếm vị thuốc này và hầu như nguồn nguyên liệu đều phải nhập.
Thành phần hóa học
Trong Sa sâm có một dược chất quý đó là Saponin. ( Theo Trung hoa y dược tạp chí )
Củ sa sâm
* Công dụng
- Đông y dùng sa sâm làm thuốc trong các trường hợp sau: Cảm Sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu.
- Ngoài ra Sa sâm còn được phối kết hợp cùng với các vị thuốc khác như: Ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung để ngâm rượu thuốc giúp tăng cường chức năng sinh lý và bồi bổ sức khỏe.
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân mắc cảm sốt
- Bệnh nhân ho hen, ho khan, ho lao
- Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý dùng sa sâm ngâm rượu với ba kích, dâm dương hoắc và nhục thung dung.
Cách dùng, liều dùng
Dùng làm thuốc điều trị ho lao, ho khan: 10 – 15g sắc nước uống hàng ngày.
Dùng ngâm rượu:
Ba kích tươi 1Kg
Nhục thung dung (loại khô): 0.5kg
Dâm dương hoắc (loại khô): 0.5kg
Sa sâm, cẩu kỷ tử, đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo: Mỗi loại 100gram, ngâm với 7 lít Rượu trắng.
Lưu ý khi sử dụng
Sa sâm hiện nay có nguồn gốc khá phức tạp, do vậy cần chú ý khi lựa chọn
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét