Chuyển đến nội dung chính

Bọ cạp

Bọ cạp còn có tên gọi khác là toàn trùng, toàn yết, yết vĩ (đuôi bọ cạp), yết tử…. Là mội loại côn trùng có nhiều ở những vùng đất khô cằn, sa mạc. Không chỉ biết tới là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bọ cạp còn là một vị thuốc quý trong đông y.


Tên khoa học
Buthus sp.

Khu vực phân bố
Ở các nước có khí hậu nắng nóng, sa mạc thường có rất nhiều loài sinh vật này. Ở nước ta bọ cạp sống nhiều ở khu vực miền Nam, chúng thường ẩn náu ở trong các kẽ đá, gốc cây.
Hiện nay ở nước ta đã có nhiều nơi nhân giống và nuôi thành công loại sinh vật này.
Nước ta hiện nay có 2 loại bọ cạp là bọ cạp nâu và bọ cạp đen, loại đen có kích thước lớn hơn hiện nay người dân chủ yếu nuôi bọ cạp đen bởi theo kinh nghiệm dân gian bọ cạp đen có tác dụng tốt hơn.

Cách chế biến
Thời vụ bắt bọ cạp là vào những tháng mùa hè, khi mà những chú bọ cạp trở nên to béo. Người ta thường tìm thấy chúng ở các hang hốc, đem về cho nào chậu nước rửa sạch.
Để làm giảm độc của nọc bọ cạp người ta cho bọ cạp vào nồi, thêm chút muối (Mỗi kg bọ cạp cho 300g muối hòa tan cùng với  1 lít nước sạch) bỏ vào nồi đun sôi cho tới khi cạn nước thì đem ra phơi khô đều là được. Cách này giúp khử độc tính có trong nọc bọ cạp đồng thời giúp ta bảo quản bọ cạp khô tốt hơn.

Thành phần hóa học
Trong nọc bọ cạp có chứa hoạt chất katsutoxin, trimetylamin, taurin, cholesterol, lecxitin, betain, axit stearic, axit panmitic….
Hiện nay nọc bọ cạp là loại dược phẩm rất có giá trị, các quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều những nông trại lớn nuôi để chiết lấy nọc bọ cạp ví dụ: CuBa lấy nọc bọ cạp xanh để điều chế thuốc điều trị Ung thư, Kazacstan chiết nọc bọ cạp làm thuốc điều trị động kinh….


Con bọ cạp toàn yết

Tính vị
Theo y học cổ truyền bọ cạp có vị mặn, hơi cay, tính bình (nọc bọ cạp có độc). Vào kinh can.

* Công dụng của bọ cạp (Toàn yết)
Giảm co giật, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Điều trị bán thân bất toại
Điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Điều trị chứng cảm lạnh  dẫn tới méo mồm
Điều trị bệnh thiên đầu thống (Đau đầu, gây đau mắt Glocom)

Cách dùng, liều dùng
Điều trị động kinh, co giật, bán thân bất toại, thiên đầu thống: Bọ cạp khô 500g, địa long sao vàng 500g, cam thảo 300g. Tất cả trộn đều tán bột. Ngày uống 8-10g với nước ấm.
Điều trị đau nhức xương khớp: 1kg Bọ cạp khô ngâm vơi 6-7 lít rượu. Ngâm 1 tháng là dùng được, mỗi ngày dùng khoảng 2 ly nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng
Vị thuốc có độc do nọc nên khi sử dụng phải được xơ chế bằng cách ngâm nước muối. Nếu uống rượu bọ cạp ngâm không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 đến 3 ly nhỏ là tốt nhất.
Thông tin nói rượu bọ cạp có tác dụng tăng cường sinh lý nam là không chính xác.
Nguồn: Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Nấm ngọc cẩu Hòa Bình

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín. Tên khác Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu Tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr Khu vực phân bố Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp. Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong