Tên khác
Còn có tên là Hải mã, hải long, thủy mã.
Tên khoa học
Hippocampus sp. Hải mã Hippocampus là toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô.
Nguồn gốc Cá ngựa ở nước ta thuộc chi Hippocampus.
Vì là giống cá sống ở nước mặn có đầu hình giống đầu ngựa do đó có tên cá ngựa hay hải mã (ngựa bể).
Thân cá ngựa dài chừng 15-20cm, có khi tới 30cm, màu trắng, vàng hoặc hơi xanh đen.
To nhỏ, trắng, vàng hoặc màu sắc nào cũng được dùng làm thuốc, nhưng người ta thường cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn
Phân bố và chế biến
Cá ngựa sống ở dọc bờ bể Việt Nam, đâu cũng có. Ở Việt Nam chỉ có một vài nơi biết dùng làm thuốc (Hòn Gai).
Tại Trung Quốc, cá ngựa được coi là một vị thuốc quý và ghi đầu tiên vào bộ sách Bản thảo cương mục thập di của Triệu Học Mẫn ( năm 1765 ).
Cá ngựa không có mùa đánh bắt riêng, ở nước ta việc đánh bắt cá ngựa không tiến hành đánh bắt tập chung, mà người dân bắt gom cá ngựa cùng các loại cá khác, sau đó cá ngựa sẽ được lọc riêng để chế biến làm thuốc.
Cá ngựa bắt về sẽ được mổ bỏ ruột, đuôi được uốn cong rồi đem phơi khô.
Ở nước ta, hầu hết các tỉnh ven biển đều có cá ngựa nhưng nhiều nhất là ở Hạ Long – Quảng Ninh và ở Phú Quốc. Ngoài ra các tỉnh khác cũng có nhưng không nhiều.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Trong cá ngựa có chứa các hợp chất như: Peptid, prostaglandi, prostaglandi và các protein, các hoạt chất này có các tác dụng chính như sau:
Các protein trong cá ngựa có tác dụng chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngoài ra người ta cho rằng các protein trong cá ngựa còn có tác dụng chống khối u, giải độc và tái tạo tế bào hồng cầu.
Hợp chất quý nhất trong cá ngựa là Prostaglandi có tác dụng kích thích tiết hormon oxytonin (một nội tiết tố có liên quan đến hoạt động tình dục ở nam và nữ giới) giúp nâng cao hoạt động tình dục, kéo dài thời gian quan hệ tình dục ở cả nam và nữ.
Mùi vị cá ngựa
Tính chất của cá ngựa (Hải mã) theo Đông y như sau: Tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giúp ích phòng sự (giao cấu), tráng dương đạo (cường dương), điều trị huyết khí thông, phụ nữ khó đẻ.
* Công dụng và liều dùng cá ngựa
Cá ngựa có các công dụng sau:
Y học cổ truyền coi cá ngựa là một vị thuốc bổ có tác dụng kích thích và giúp cho sự giao cấu được bền lâu hơn.
Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, tăng cường khả năng miến dịch
Tác dụng tái tạo hồng cầu, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, bồi bổ cơ thể
Tác dụng tăng cường khả năng tình dục ở cả nam và nữ vì có hoạt chất giúp kích thích hooc môn sinh dục
Điều trị bệnh vô sinh, hiếm muộn, tăng khả nặng phụ thai ở cả nam và nữ giới
Điều trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý
Liều dùng
Thường dùng cho người già yếu, thần kinh mệt yếu, tán bột cho uống. Ngày dùng 4-12g
Còn có thể điều trị đau bụng. Phụ nữ trong khi đẻ mệt yếu, thai ra khó.
Có thể ngâm rượu để sử dụng
Cách dùng cá ngựa làm thuốc
a) Cách sắc uống
Cách dùng: Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc sấy khô vàng một đôi cá ngựa tán nhỏ rồi dùng dưới dạng bột hoặc dưới dạng thuốc viên.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3g bột hoặc thuốc viên. Dùng nước hay rượu mà chiêu thuốc.
b) Cách ngâm rượu cá ngựa làm thuốc kéo dài thời gian quan hệ
1. Ngâm cá ngựa khô ( đơn giản và tiện lợi nhất ) Có 3 cách ngâm cá ngựa khô như sau:
Cách 1: Cá ngựa ngâm nhân sâm
Cá ngựa khô 1 cặp 2 con, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g.
Ngâm với 1 lít rượu trắng trong thời gian 15 ngày là dùng được
Cách 2: Cá ngựa ngâm ba kích với dâm dương hoắc
Cá ngựa 1 cặp (2 con)
Các vị thuốc ngâm kèm theo: Dâm dương hoắc 100g, ba kích tím 100g, trần bì-tiểu hồi mỗi loại 20g
Ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ trong thời gian 15 ngày trở lên là có thể dùng được (Ngâm càng lâu càng tốt)
Cách 3: Cá ngựa ngâm Tắc kè
Tắc kè 01 cặp, cá ngựa 02 cặp, trần bì 100g, tiểu hồi 50g
Ngâm với 3 lít rượu trắng loại ngon, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
2. Cách chế biến và ngâm cá ngựa tươi
Cá ngựa tươi 1 cặp, mổ bỏ nội tạng, sao vàng để nguyên con cho đẹp. Sau khi chế biến tiến hành ngâm bình thường như 2 cách trên.
c) Đơn thuốc có cá ngựa
Điều trị nam giới liệt dương, nữ giới không có con (Đây là bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian): Cá ngựa một đôi (1 con đực, 1 con cái) sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần mỗi lần 1-2g. Dùng rượu mà chiêu thuốc mà uống.
Còn có tên là Hải mã, hải long, thủy mã.
Tên khoa học
Hippocampus sp. Hải mã Hippocampus là toàn con cá ngựa phơi hay sấy khô.
Nguồn gốc Cá ngựa ở nước ta thuộc chi Hippocampus.
Vì là giống cá sống ở nước mặn có đầu hình giống đầu ngựa do đó có tên cá ngựa hay hải mã (ngựa bể).
Thân cá ngựa dài chừng 15-20cm, có khi tới 30cm, màu trắng, vàng hoặc hơi xanh đen.
To nhỏ, trắng, vàng hoặc màu sắc nào cũng được dùng làm thuốc, nhưng người ta thường cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn
Phân bố và chế biến
Cá ngựa sống ở dọc bờ bể Việt Nam, đâu cũng có. Ở Việt Nam chỉ có một vài nơi biết dùng làm thuốc (Hòn Gai).
Tại Trung Quốc, cá ngựa được coi là một vị thuốc quý và ghi đầu tiên vào bộ sách Bản thảo cương mục thập di của Triệu Học Mẫn ( năm 1765 ).
Cá ngựa không có mùa đánh bắt riêng, ở nước ta việc đánh bắt cá ngựa không tiến hành đánh bắt tập chung, mà người dân bắt gom cá ngựa cùng các loại cá khác, sau đó cá ngựa sẽ được lọc riêng để chế biến làm thuốc.
Cá ngựa bắt về sẽ được mổ bỏ ruột, đuôi được uốn cong rồi đem phơi khô.
Ở nước ta, hầu hết các tỉnh ven biển đều có cá ngựa nhưng nhiều nhất là ở Hạ Long – Quảng Ninh và ở Phú Quốc. Ngoài ra các tỉnh khác cũng có nhưng không nhiều.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Trong cá ngựa có chứa các hợp chất như: Peptid, prostaglandi, prostaglandi và các protein, các hoạt chất này có các tác dụng chính như sau:
Các protein trong cá ngựa có tác dụng chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa, ngoài ra người ta cho rằng các protein trong cá ngựa còn có tác dụng chống khối u, giải độc và tái tạo tế bào hồng cầu.
Hợp chất quý nhất trong cá ngựa là Prostaglandi có tác dụng kích thích tiết hormon oxytonin (một nội tiết tố có liên quan đến hoạt động tình dục ở nam và nữ giới) giúp nâng cao hoạt động tình dục, kéo dài thời gian quan hệ tình dục ở cả nam và nữ.
Con cá ngựa
Cá ngựa khô loại to
Cá ngựa khô
Mùi vị cá ngựa
Tính chất của cá ngựa (Hải mã) theo Đông y như sau: Tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giúp ích phòng sự (giao cấu), tráng dương đạo (cường dương), điều trị huyết khí thông, phụ nữ khó đẻ.
* Công dụng và liều dùng cá ngựa
Cá ngựa có các công dụng sau:
Y học cổ truyền coi cá ngựa là một vị thuốc bổ có tác dụng kích thích và giúp cho sự giao cấu được bền lâu hơn.
Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, tăng cường khả năng miến dịch
Tác dụng tái tạo hồng cầu, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, bồi bổ cơ thể
Tác dụng tăng cường khả năng tình dục ở cả nam và nữ vì có hoạt chất giúp kích thích hooc môn sinh dục
Điều trị bệnh vô sinh, hiếm muộn, tăng khả nặng phụ thai ở cả nam và nữ giới
Điều trị bệnh liệt dương, yếu sinh lý
Liều dùng
Thường dùng cho người già yếu, thần kinh mệt yếu, tán bột cho uống. Ngày dùng 4-12g
Còn có thể điều trị đau bụng. Phụ nữ trong khi đẻ mệt yếu, thai ra khó.
Có thể ngâm rượu để sử dụng
Cách dùng cá ngựa làm thuốc
a) Cách sắc uống
Cách dùng: Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc sấy khô vàng một đôi cá ngựa tán nhỏ rồi dùng dưới dạng bột hoặc dưới dạng thuốc viên.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-3g bột hoặc thuốc viên. Dùng nước hay rượu mà chiêu thuốc.
b) Cách ngâm rượu cá ngựa làm thuốc kéo dài thời gian quan hệ
1. Ngâm cá ngựa khô ( đơn giản và tiện lợi nhất ) Có 3 cách ngâm cá ngựa khô như sau:
Cách 1: Cá ngựa ngâm nhân sâm
Cá ngựa khô 1 cặp 2 con, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g.
Ngâm với 1 lít rượu trắng trong thời gian 15 ngày là dùng được
Cách 2: Cá ngựa ngâm ba kích với dâm dương hoắc
Cá ngựa 1 cặp (2 con)
Các vị thuốc ngâm kèm theo: Dâm dương hoắc 100g, ba kích tím 100g, trần bì-tiểu hồi mỗi loại 20g
Ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ trong thời gian 15 ngày trở lên là có thể dùng được (Ngâm càng lâu càng tốt)
Cách 3: Cá ngựa ngâm Tắc kè
Tắc kè 01 cặp, cá ngựa 02 cặp, trần bì 100g, tiểu hồi 50g
Ngâm với 3 lít rượu trắng loại ngon, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
2. Cách chế biến và ngâm cá ngựa tươi
Cá ngựa tươi 1 cặp, mổ bỏ nội tạng, sao vàng để nguyên con cho đẹp. Sau khi chế biến tiến hành ngâm bình thường như 2 cách trên.
c) Đơn thuốc có cá ngựa
Điều trị nam giới liệt dương, nữ giới không có con (Đây là bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian): Cá ngựa một đôi (1 con đực, 1 con cái) sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần mỗi lần 1-2g. Dùng rượu mà chiêu thuốc mà uống.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét