Còn gọi là đậu ban thái, thủy điều thái, tây dương thái.
Tên khoa học Nasturtium officinale R. Br. (Rorippa nasturtium aquaticum Hayek).
Thuộc họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).
Tên khoa học Nasturtium officinale R. Br. (Rorippa nasturtium aquaticum Hayek).
Thuộc họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).
Mô tả cây:
Cây thuộc thảo sống lâu năm. Thân dài 10-40cm, thân bò có mọc rễ, màu xanh lục. Lá mọc so le, kép lòng chim, gồm 1-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, không đều, nguyên hay hơi khía tai bèo. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Quả giác nghĩa là một thứ quả khô, khi chín nứt bởi bốn đường dọc thành hai mảnh vỏ, để vách giả cũ của bầu mang hạt lại ở giữa. Giác có cuống ngắn, ở đầu có mỏ ngắn, trong giác có nhiều hạt. Toàn cây có mùi đặc biệt, nhưng mùi chỉ xuất hiện khi vò; vị hơi đắng và hắc.
Phân bố:
Cải xoong được trồng khắp mọi nơi ở Việt Nam để làm rau ăn sống hoặc nấu canh với thịt.
Mọc hoang ở các nước khác trên thế giới có khí hậu ôn đới hay nhiệt đới.
Công dụng và liều dùng:
Cải xoong chứa một lượng sắt đáng kể, canxi và axit folic cùng với các vitamin A và C.
Ngoài công dụng làm thực phẩm, rau cải xoong còn dùng làm thuốc ho (lao phổi), viêm phế quản kinh niên, thuốc bổ chữa bệnh scocbut (chảy máu chân răng).
Có người dùng chữa bệnh đái đường và chữa các bệnh ngoài da. Tuy nhên cần chú ý có một số người dùng rau cải xoong hay bị bệnh đau bàng quang rất khó chịu.
Ngày uống 60-150g rau tươi và ép lấy nước. Nếu sắc sẽ kém tác dụng vì hoạt chất senevol sẽ bay hơi.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét