Tên khác
Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo
Tên khoa học
Glycyrrhiza uralensis Fisch. Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Khu vực phân bố
Cam thảo Bắc là vị thuốc rất thông dụng trong Đông Y từ xưa. Cây mọc nhiều ở các quốc gia Châu Á, những nơi có khí hậu lạnh. Hiện nay Cây đã được nhân giống trồng ở miền bắc Việt Nam. Ở nước ta hiện nay: Cam thảo được trồng ở các tỉnh Lào Cai, lai Châu và một số tỉnh Miền núi phía Bắc đang thí điểm trồng cây thuốc này.
Bộ phận dùng
Rễ cam thảo là bộ phận được sử dụng làm thuốc
Cách chế biến và thu hái
Cam thảo là cây thuốc sống lâu năm. Cây được thu hái quanh năm, nhất là vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, người dân đào rễ, cắt dây cam thảo phơi khô làm thuốc. Sau khi đào về, Cam thảo sẽ được xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ và dây cam thảo có màu vàng sẫm (Giúp cam thảo có màu đẹp hơn, và sau khi lên men, phơi khô mùi vị cam thảo sẽ thơm và ngọt hơn).
Có ba cách chế biến cam thảo đó là:
Sinh thảo (thường dùng nhiều nhất): Cam thảo sau khi được ủ lên men sẽ được rửa sạch thật nhanh, (ủ mềm để khi thái được dễ dàng), thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng. Sau đó sấy hoặc phơi khô .
Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao vàng thơm.
Cam thảo bột: Cam thảo khô sẽ được cạo sạch vỏ và nghiền thành dạng bột.
Theo tài liệu cổ, cam thảo sau khi nướng thì tính hơi ôn, đi vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Khi dùng sống cam thảo có tính bình. Bởi vậy khi dùng cam thảo làm thuốc uống, thì ta phải nướng hoặc sao cam thảo trước khi sử dụng.
Nếu dùng đắp mặt nạ, ta không cần nướng hay sao (Vì sẽ làm giảm hiệu quả dưỡng da của bột cam thảo) mà chỉ đem rễ cam thảo rửa thật sạch, cạo vỏ đem phơi khô rồi nghiền thật mịn để sử dụng. Cách dùng mặt nạ bột cam thảo dưỡng da tỏ ra vô cùng hiệu quả, đã có rất nhiều chị em có được làn da trắng mịn nhờ loại thảo dược quý này.
Thành phần hóa học
Rễ của Cảm thảo có chứa: Glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%. Và các hoạt chất thuộc nhóm: saccharose, các cumarin, triterpen và các sterol, saponosid và flavonoid. Đặc biệt 2 hợp chất saponosid và flavonoid có tác dụng loại bỏ sắc tố gia, chính vì vậy đắp mặt nạ bột cam thảo sẽ giúp ta có một làn da trắng như đi thẩm mỹ viện.
Tính vị
Cam thảo có vị ngọt (Vị ngọt của cam thảo cũng chính là ý nghĩa của từ Cam thảo)
* Công dụng
Cam thảo bắc có rất nhiều tác dụng. Caythuoc.org xin liệt kê một số tác dụng điển hình của vị thuốc này như sau:
Tác dụng giải cảm ho, mất tiếng, viêm họng
Rất tốt cho người bị viêm dạ dày
Tác dụng bổ tỳ vị, tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy.
Tác dụng giải độc tố, dùng trong trường hợp bị ngộ độc
Tác dụng điều hòa các vị thuốc
Đắp mặt nạ bột cam thảo có tác dụng giúp da trắng mịn
Đối tượng sử dụng :
Bệnh nhân viêm họng, cảm ho, mất tiếng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày
Người có hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn
Người bị ngộ độc, mụn nhọt
Dùng trong công nghiệp thực phẩm làm bánh kẹo, mứt
Chị em dùng bột cam thảo để làm đẹp
Cách dùng, liều dùng
Dùng thuốc sắc hoặc tán bộ sử dụng: Mỗi ngày dùng 5 – 10gram
Cam thảo thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Cách đắp mặt nạ bằng bột cam thảo làm kem dưỡng trắng da
Không cần tốn quá nhiều tiền bạc vào các loại kem dưỡng da hay mỹ phẩm đắt tiền, chị em hãy thử dùng loại kem dưỡng da tự nhiên tự chế này trong một thời gian và cho cảm nhận, các bạn hãy áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu: Bột cam thảo 2 thìa cà phê, mật ong 2 thìa, sữa tươi 2 thìa.
Cách làm: 2 vị đem chộn đều thành hỗn hợp mịn, đem đắp mặt nạ 2 ngày 1 lần. Duy trì liên tục trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Ngoài cách đắp mặt nạ, bột cam thảo còn được sử dụng để tắm trắng toàn thân với cách dùng tương tự như trên.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Lưu ý khi sử dụng
Đắp mặt nạ bột cam thảo sẽ có tác dụng rất tốt cho da, giúp da luôn trắng mịn, giữ được độ ẩm. Chúng tôi chỉ lưu ý một số vấn đề khi sử dụng bôt cam thảo để uống:
Khi sắc uống: cam thảo không nên dùng lâu quá 3 tháng (Vì có thể gây tích nước và tăng huyết áp).
Uống nước sắc cam thảo quá nhiều cũng có thể gây đầy bụng, nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.
Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo
Tên khoa học
Glycyrrhiza uralensis Fisch. Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
Vị thuốc cam thảo bắc (phần rễ phơi khô)
Bột cam thảo
Cam thảo Bắc là vị thuốc rất thông dụng trong Đông Y từ xưa. Cây mọc nhiều ở các quốc gia Châu Á, những nơi có khí hậu lạnh. Hiện nay Cây đã được nhân giống trồng ở miền bắc Việt Nam. Ở nước ta hiện nay: Cam thảo được trồng ở các tỉnh Lào Cai, lai Châu và một số tỉnh Miền núi phía Bắc đang thí điểm trồng cây thuốc này.
Bộ phận dùng
Rễ cam thảo là bộ phận được sử dụng làm thuốc
Cách chế biến và thu hái
Cam thảo là cây thuốc sống lâu năm. Cây được thu hái quanh năm, nhất là vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, người dân đào rễ, cắt dây cam thảo phơi khô làm thuốc. Sau khi đào về, Cam thảo sẽ được xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ và dây cam thảo có màu vàng sẫm (Giúp cam thảo có màu đẹp hơn, và sau khi lên men, phơi khô mùi vị cam thảo sẽ thơm và ngọt hơn).
Có ba cách chế biến cam thảo đó là:
Sinh thảo (thường dùng nhiều nhất): Cam thảo sau khi được ủ lên men sẽ được rửa sạch thật nhanh, (ủ mềm để khi thái được dễ dàng), thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng. Sau đó sấy hoặc phơi khô .
Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao vàng thơm.
Cam thảo bột: Cam thảo khô sẽ được cạo sạch vỏ và nghiền thành dạng bột.
Theo tài liệu cổ, cam thảo sau khi nướng thì tính hơi ôn, đi vào 12 đường kinh. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Khi dùng sống cam thảo có tính bình. Bởi vậy khi dùng cam thảo làm thuốc uống, thì ta phải nướng hoặc sao cam thảo trước khi sử dụng.
Nếu dùng đắp mặt nạ, ta không cần nướng hay sao (Vì sẽ làm giảm hiệu quả dưỡng da của bột cam thảo) mà chỉ đem rễ cam thảo rửa thật sạch, cạo vỏ đem phơi khô rồi nghiền thật mịn để sử dụng. Cách dùng mặt nạ bột cam thảo dưỡng da tỏ ra vô cùng hiệu quả, đã có rất nhiều chị em có được làn da trắng mịn nhờ loại thảo dược quý này.
Thành phần hóa học
Rễ của Cảm thảo có chứa: Glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%. Và các hoạt chất thuộc nhóm: saccharose, các cumarin, triterpen và các sterol, saponosid và flavonoid. Đặc biệt 2 hợp chất saponosid và flavonoid có tác dụng loại bỏ sắc tố gia, chính vì vậy đắp mặt nạ bột cam thảo sẽ giúp ta có một làn da trắng như đi thẩm mỹ viện.
Tính vị
Cam thảo có vị ngọt (Vị ngọt của cam thảo cũng chính là ý nghĩa của từ Cam thảo)
* Công dụng
Cam thảo bắc có rất nhiều tác dụng. Caythuoc.org xin liệt kê một số tác dụng điển hình của vị thuốc này như sau:
Tác dụng giải cảm ho, mất tiếng, viêm họng
Rất tốt cho người bị viêm dạ dày
Tác dụng bổ tỳ vị, tiêu hóa kém, đầy bụng, tiêu chảy.
Tác dụng giải độc tố, dùng trong trường hợp bị ngộ độc
Tác dụng điều hòa các vị thuốc
Đắp mặt nạ bột cam thảo có tác dụng giúp da trắng mịn
Đối tượng sử dụng :
Bệnh nhân viêm họng, cảm ho, mất tiếng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày
Người có hệ tiêu hóa kém, tỳ vị hư hàn
Người bị ngộ độc, mụn nhọt
Dùng trong công nghiệp thực phẩm làm bánh kẹo, mứt
Chị em dùng bột cam thảo để làm đẹp
Cách dùng, liều dùng
Dùng thuốc sắc hoặc tán bộ sử dụng: Mỗi ngày dùng 5 – 10gram
Cam thảo thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.
Cách đắp mặt nạ bằng bột cam thảo làm kem dưỡng trắng da
Không cần tốn quá nhiều tiền bạc vào các loại kem dưỡng da hay mỹ phẩm đắt tiền, chị em hãy thử dùng loại kem dưỡng da tự nhiên tự chế này trong một thời gian và cho cảm nhận, các bạn hãy áp dụng theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu: Bột cam thảo 2 thìa cà phê, mật ong 2 thìa, sữa tươi 2 thìa.
Cách làm: 2 vị đem chộn đều thành hỗn hợp mịn, đem đắp mặt nạ 2 ngày 1 lần. Duy trì liên tục trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Ngoài cách đắp mặt nạ, bột cam thảo còn được sử dụng để tắm trắng toàn thân với cách dùng tương tự như trên.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Lưu ý khi sử dụng
Đắp mặt nạ bột cam thảo sẽ có tác dụng rất tốt cho da, giúp da luôn trắng mịn, giữ được độ ẩm. Chúng tôi chỉ lưu ý một số vấn đề khi sử dụng bôt cam thảo để uống:
Khi sắc uống: cam thảo không nên dùng lâu quá 3 tháng (Vì có thể gây tích nước và tăng huyết áp).
Uống nước sắc cam thảo quá nhiều cũng có thể gây đầy bụng, nên những người bụng trướng đầy do thấp trệ không nên dùng.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét