Cây Atiso được đọc là (ac ti sô) một loại cây thuốc nam được sử dụng bởi người Châu Âu cách đây hàng ngàn năm.
Tên khoa học
Cynara scolymus L. Thuộc họ cúc
Khu vực phân bố
Cây Atiso (ac ti sô) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, đã được người Hy Lạp cổ đại trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1930 bởi người Pháp.
Hiện nay cây Atiso (ac ti sô) được trồng nhiều ở Đà Lạt làm dược liệu, cách đây vài năm trà Atiso là một trong những đồ uống khoái khẩu của nhiều người, được dùng như một thứ đồ uống có công dụng mát gan, giải độc cho cơ thể.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, thân, rễ và cả hoa.
Cách chế biến và thu hái
Có thể dùng tươi hoặc dùng khô, cây tươi dùng làm rau ăn. Ngoài ra cây còn được phơi khô làm trà và dược liệu.
Hoa Atiso thường được thu hái quanh năm, hoa thu về được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Hiện nay có nhiều công ty đã chế biến dưới dạng trà túi lọc và cao atiso rất tiện sử dụng.
Thành phần hóa học
Cây Atiso có chứa nhiều hợp chất quý có lợi cho cơ thể như: Các acid hữu cơ, Flavonoid, Cynaopicrin và nhiều loại khoáng chất khác.
Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát, vào kinh can và đại trường.
* Công dụng của cây Atiso (ac ti sô)
Theo kinh nghiệm dân gian, cây ac ti sô có một số công dụng sau:
Tăng cường chức năng gan, giúp gan giải độc tốt hơn
Điều trị bệnh men gan tăng cao
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (Hạ đường huyết rất tốt)
Tăng bài tiết dịch mật, giúp tăng cường tiêu hóa
Hạ cholesterol trong máu
Tác dụng lợi tiểu
Cách dùng, liều dùng
Dùng dạng khô: Hoa atiso khô 10g pha với 1 lít nước uống trong ngày.
Dùng dạng tươi: Hoa atiso tươi 300g, gan lợn 300g nấu canh dùng hàng ngày.
Nguồn: Tổng hợp online
Tên khoa học
Cynara scolymus L. Thuộc họ cúc
Khu vực phân bố
Cây Atiso (ac ti sô) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, đã được người Hy Lạp cổ đại trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1930 bởi người Pháp.
Hiện nay cây Atiso (ac ti sô) được trồng nhiều ở Đà Lạt làm dược liệu, cách đây vài năm trà Atiso là một trong những đồ uống khoái khẩu của nhiều người, được dùng như một thứ đồ uống có công dụng mát gan, giải độc cho cơ thể.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, thân, rễ và cả hoa.
Cách chế biến và thu hái
Có thể dùng tươi hoặc dùng khô, cây tươi dùng làm rau ăn. Ngoài ra cây còn được phơi khô làm trà và dược liệu.
Hoa Atiso thường được thu hái quanh năm, hoa thu về được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Hiện nay có nhiều công ty đã chế biến dưới dạng trà túi lọc và cao atiso rất tiện sử dụng.
Thành phần hóa học
Cây Atiso có chứa nhiều hợp chất quý có lợi cho cơ thể như: Các acid hữu cơ, Flavonoid, Cynaopicrin và nhiều loại khoáng chất khác.
Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát, vào kinh can và đại trường.
* Công dụng của cây Atiso (ac ti sô)
Theo kinh nghiệm dân gian, cây ac ti sô có một số công dụng sau:
Tăng cường chức năng gan, giúp gan giải độc tốt hơn
Điều trị bệnh men gan tăng cao
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (Hạ đường huyết rất tốt)
Tăng bài tiết dịch mật, giúp tăng cường tiêu hóa
Hạ cholesterol trong máu
Tác dụng lợi tiểu
Cách dùng, liều dùng
Dùng dạng khô: Hoa atiso khô 10g pha với 1 lít nước uống trong ngày.
Dùng dạng tươi: Hoa atiso tươi 300g, gan lợn 300g nấu canh dùng hàng ngày.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét