Cây ba chạc còn được nhân dân các vùng miền gọi là cây dầu dấu, bí bái, chè đắng, mạt.
Tên khoa học
Euodia lepta (Spreng) Merr. Thuộc họ cam.
Khu vực phân bố
Ba chạc là loại cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 4 đến 5 mét. Cây mọc hoang hóa ở khắp nơi từ đồng bằng tới miền núi. Hiện nay loài cây này mọc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Nam, Lâm Đồng….
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, cành nhỏ, thân và rễ đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thường thu hái thân là và rễ quanh năm, thân lá thường dùng tươi. Rễ thì đem thái mỏng phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa có công trình nghiên cứu nào về loài cây này, theo các tài liệu mới xác định trong cây có một lượng nhỏ tinh dầu tạo nên mùi thơm của cây ba chạc.
Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát. Vào 2 kinh can và tỳ vị.
* Công dụng của cây ba chạc
Theo kinh nghiệm dân gian (Kinh nghiệm của đồng bào vùng núi cao Tây Bắc) cây ba chạc có một số tác dụng chính sau:
Lá tươi dùng điều trị ghẻ, chốc đầu
Rễ, thân vỏ tác dụng bồi bổ, kích thích tiêu hóa
Điều trị đau nhức xương, phong thê thấp
Giải độc gan, giải độc lá ngón
Rễ, thân vỏ tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Cách dùng, liều dùng
Điều trị ghẻ lở, chốc đầu: Dùng 1 năm lá (Tươi hoặc khô) đun lấy nước đặc mà tắm.
Bồi bổ, kích thích ăn ngon, tăng cường tiêu hóa: Lấy rễ cây hoặc thân vỏ 10g – 15g sắc với 1 lít nước để uống trong ngày. Uống liên tục 1 tháng.
Điều trị bệnh xương khớp, phong tê thấp: Rễ hoặc vỏ cây 15g đun với 1 lít nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể dùng rễ hoặc vỏ cây ngâm rượu để sử dụng cũng có hiệu quả rất tốt.
Giải độc gan, giải độc lá ngón: Dùng 15-20 lá hoặc thân vỏ, rễ để sắc nước uống.
Tên khoa học
Euodia lepta (Spreng) Merr. Thuộc họ cam.
Khu vực phân bố
Ba chạc là loại cây thân gỗ lớn, có thể cao tới 4 đến 5 mét. Cây mọc hoang hóa ở khắp nơi từ đồng bằng tới miền núi. Hiện nay loài cây này mọc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Nam, Lâm Đồng….
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, cành nhỏ, thân và rễ đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thường thu hái thân là và rễ quanh năm, thân lá thường dùng tươi. Rễ thì đem thái mỏng phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa có công trình nghiên cứu nào về loài cây này, theo các tài liệu mới xác định trong cây có một lượng nhỏ tinh dầu tạo nên mùi thơm của cây ba chạc.
Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát. Vào 2 kinh can và tỳ vị.
* Công dụng của cây ba chạc
Theo kinh nghiệm dân gian (Kinh nghiệm của đồng bào vùng núi cao Tây Bắc) cây ba chạc có một số tác dụng chính sau:
Lá tươi dùng điều trị ghẻ, chốc đầu
Rễ, thân vỏ tác dụng bồi bổ, kích thích tiêu hóa
Điều trị đau nhức xương, phong thê thấp
Giải độc gan, giải độc lá ngón
Rễ, thân vỏ tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Cách dùng, liều dùng
Điều trị ghẻ lở, chốc đầu: Dùng 1 năm lá (Tươi hoặc khô) đun lấy nước đặc mà tắm.
Bồi bổ, kích thích ăn ngon, tăng cường tiêu hóa: Lấy rễ cây hoặc thân vỏ 10g – 15g sắc với 1 lít nước để uống trong ngày. Uống liên tục 1 tháng.
Điều trị bệnh xương khớp, phong tê thấp: Rễ hoặc vỏ cây 15g đun với 1 lít nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể dùng rễ hoặc vỏ cây ngâm rượu để sử dụng cũng có hiệu quả rất tốt.
Giải độc gan, giải độc lá ngón: Dùng 15-20 lá hoặc thân vỏ, rễ để sắc nước uống.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét