Cây cỏ lào còn có tên là cỏ Việt Minh, Cây cộng sản, cây phân xanh ……
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Chromolaena odorata
Cây có tên gọi này bởi loài cây này mọc và phân bố rất nhiều ở các tỉnh trung du miền núi nước ta, nơi mà bộ đội ta ngụy trang để thực hiện hình thức chiến tranh du kích. Cỏ lào còn là những tấm ngụy trang kín đáo cho bộ đội ta tấn công bí mật vào lòng địch.
Ngoài ra cây còn là một vị thuốc thông dụng được bộ đội ta dùng để băng bó, cầm máu vết thương.
Là một cây mọc hoang rất phổ biến, cỏ Lào còn được người dân ủ để dùng làm phân xanh bón cho đồng ruộng.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây gồm lá và thân được dùng làm thuốc, có thể dùng lá tươi hoặc lá khô.
Các nghiên cứu về cây cỏ lào
Năm 1976 Viện y học Quân sự Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu đã công nhận hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm khuẩn vết thương của cây cỏ lào.
Tính vị
Cây cỏ lào có mùi hôi, vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, cầm máu. Cây thường được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm và trấn thương chảy máu.
Tác dụng của cây cỏ lào
Cỏ lào có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng cầm máu, sát trùng vết thương
Tác dụng kháng viêm vết thương ngoài da
Tác dụng điều trị lỵ, tiêu chảy
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Cách dùng làm thuốc
1. Điều trị viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy:
Dùng 150g lá tươi (hoặc 50g lá khô) hãm nước sôi uống hàng ngày.
2. Điều trị viêm dạ dày:
Kết hợp: Lá khôi, dạ cẩm, tam thất nam, cỏ lào sắc uống với tỷ lệ như sau:
Lá khôi 30g, cỏ lào 20g, dạ cẩm 20g, tam thất nam 5g sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng trên là kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
3. Điều trị viêm đại tràng:
Cỏ lào khô 20g, khổ sâm 10g, bạch truật 25g sắc nước uống trong ngày.
4. Điều trị vết thương ngoài da:
Dùng 1 nắm lá cỏ là tươi giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày làm 1 lần, duy trì làm khoảng 3-4 lần sẽ giúp vết thương rất chóng lành và hạn chế viêm nhiễm.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Chromolaena odorata
Cây có tên gọi này bởi loài cây này mọc và phân bố rất nhiều ở các tỉnh trung du miền núi nước ta, nơi mà bộ đội ta ngụy trang để thực hiện hình thức chiến tranh du kích. Cỏ lào còn là những tấm ngụy trang kín đáo cho bộ đội ta tấn công bí mật vào lòng địch.
Ngoài ra cây còn là một vị thuốc thông dụng được bộ đội ta dùng để băng bó, cầm máu vết thương.
Là một cây mọc hoang rất phổ biến, cỏ Lào còn được người dân ủ để dùng làm phân xanh bón cho đồng ruộng.
Bộ phận dùng làm thuốc
Toàn cây gồm lá và thân được dùng làm thuốc, có thể dùng lá tươi hoặc lá khô.
Các nghiên cứu về cây cỏ lào
Năm 1976 Viện y học Quân sự Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu đã công nhận hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm khuẩn vết thương của cây cỏ lào.
Tính vị
Cây cỏ lào có mùi hôi, vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, cầm máu. Cây thường được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm và trấn thương chảy máu.
Tác dụng của cây cỏ lào
Cỏ lào có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng cầm máu, sát trùng vết thương
Tác dụng kháng viêm vết thương ngoài da
Tác dụng điều trị lỵ, tiêu chảy
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Cách dùng làm thuốc
1. Điều trị viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy:
Dùng 150g lá tươi (hoặc 50g lá khô) hãm nước sôi uống hàng ngày.
2. Điều trị viêm dạ dày:
Kết hợp: Lá khôi, dạ cẩm, tam thất nam, cỏ lào sắc uống với tỷ lệ như sau:
Lá khôi 30g, cỏ lào 20g, dạ cẩm 20g, tam thất nam 5g sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng trên là kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
3. Điều trị viêm đại tràng:
Cỏ lào khô 20g, khổ sâm 10g, bạch truật 25g sắc nước uống trong ngày.
4. Điều trị vết thương ngoài da:
Dùng 1 nắm lá cỏ là tươi giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày làm 1 lần, duy trì làm khoảng 3-4 lần sẽ giúp vết thương rất chóng lành và hạn chế viêm nhiễm.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét