Tên khác
Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả)
Tên khoa học
Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê
Mô tả cây thuốc
Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng
Khu vực phân bố
Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý, song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.
Bộ phận dùng
Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để sử dụng.
Thành phần hóa học
Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn)
Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.
Tính vị
Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.
* Công dụng
Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện), sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những tác dụng quý của dạ cẩm với sức khỏe:
Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày (Do trung hoà được lượng axit trong dạ dày)
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (bớt ợ chua, giúp liền vết loét)
điều trị loét mồm, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt
Đối tượng sử dụng
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
Người bị lở mồm, loét miệng
Cách dùng, liều dùng
Có nhiều cách chế biến dạ cẩm để làm thuốc, sau đây là một số cách chính:
1.Cách sắc nước uống:
Tác dụng: Làm thuốc điều trị viêm dạ dày, loét mồm, miệng lưỡi
Cách chế thuốc: 20-25g lá và ngọn khô, sắc với 1 lít nước trong thời gian 20 phút. Khi uống thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả.
Cách dùng: Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.
2. Cách chế cao dạ cẩm
Nguyên liệu: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1 lít.
Cách chế biến: Nấu lá dạ cẩm thành dạng cao, thêm 2kg đường đánh tan, cô lại rồi thêm mật ong sau đó đóng thành chai để sử dụng.
Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần (mỗi lần 5g, khoảng 4 thìa cà phê).
3. Cách dùng dạ cẩm kết hợp với các vị thuốc khác
Thành phần: Dạ cẩm 20g, lá khôi tía 30g, bồ công anh 20g
Cách chế thuốc: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,2 lít nước trong thời gian 20 phút.
Cách dùng: Nước sắc dạ cẩm chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút, hoặc uống vào lúc đau.
công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm hang vị, chào ngược dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc này và có hiệu quả rất cao.
Lưu ý khi sử dụng
Dạ cẩm là vị thuốc nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sỹ.
Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm (Nhân dân một số vùng dùng dạ cẩm để điều trị bệnh lở loét ở mồm rất hiệu quả)
Tên khoa học
Oldenlandia capitellata Kuntze. Cây thuộc họ cà phê
Mô tả cây thuốc
Cây nhỏ, dạng dây, lá mọc đối xứng, hoa màu vàng
Khu vực phân bố
Cây phân bố và mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta (Nhiều nhất ở Lạng Sơn). Là một cây thuốc quý, song nguồn dược liệu chủ yếu được thu hái tự nhiên. Hiện nay chưa có nơi nào tiến hành trồng và nhân giống cây thuốc này.
Bộ phận dùng
Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngọn, lá non và thân phơi khô làm thuốc. Rễ ít được dùng vì có tính dược thấp hơn lá và thân.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm và được phơi khô hoặc nấu thành dạng cao để sử dụng.
Thành phần hóa học
Trong cây dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin (Theo hội đông dược tỉnh Lạng Sơn)
Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.
Tính vị
Dạ cẩm có vị ngọt nhẹ, tính bình, nước sắc dạ cẩm có màu tím.
* Công dụng
Cây dạ cẩm được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Từ lâu người dân ở Lạng Sơn đã biết sử dụng cây dạ cẩm làm thuốc (Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã đưa cây dạ cẩm vào danh mục thuốc điều trị của bệnh viện), sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những tác dụng quý của dạ cẩm với sức khỏe:
Dạ cẩm giúp giảm đau dạ dày (Do trung hoà được lượng axit trong dạ dày)
Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (bớt ợ chua, giúp liền vết loét)
điều trị loét mồm, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt
Đối tượng sử dụng
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
Người bị lở mồm, loét miệng
Cách dùng, liều dùng
Có nhiều cách chế biến dạ cẩm để làm thuốc, sau đây là một số cách chính:
1.Cách sắc nước uống:
Tác dụng: Làm thuốc điều trị viêm dạ dày, loét mồm, miệng lưỡi
Cách chế thuốc: 20-25g lá và ngọn khô, sắc với 1 lít nước trong thời gian 20 phút. Khi uống thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả.
Cách dùng: Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.
2. Cách chế cao dạ cẩm
Nguyên liệu: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1 lít.
Cách chế biến: Nấu lá dạ cẩm thành dạng cao, thêm 2kg đường đánh tan, cô lại rồi thêm mật ong sau đó đóng thành chai để sử dụng.
Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần (mỗi lần 5g, khoảng 4 thìa cà phê).
3. Cách dùng dạ cẩm kết hợp với các vị thuốc khác
Thành phần: Dạ cẩm 20g, lá khôi tía 30g, bồ công anh 20g
Cách chế thuốc: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,2 lít nước trong thời gian 20 phút.
Cách dùng: Nước sắc dạ cẩm chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút, hoặc uống vào lúc đau.
công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm hang vị, chào ngược dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc này và có hiệu quả rất cao.
Lưu ý khi sử dụng
Dạ cẩm là vị thuốc nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sỹ.
Nguồn: tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét