Chuyển đến nội dung chính

Cây dầu giun

Còn có tên là cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cày thanh hao dại, thổ kinh giới.
Tên khoa học Chenopodium ambrosioides L. (Chenopodium anthelminticum A. Gray.).
Thuộc họ Rau muối Chenopodiaceae.
Chú thích về tên: Tên cây dầu giun là tên mới đặt vào khoảng năm 1939-1940, vì cây này cho tinh dầu chữa giun. Có chữ dầu để phần biệt với cây sử quân tử có tên khác là cây giun.
Tên thổ kinh giới là tên Trung Quốc giới thiệu. Cần biết để tránh nhầm lẫn.
A. Mô tả cây:
Cây dầu giun là một loại cỏ sống hằng năm, nhưng cũng có khi ở đất tốt và cao ráo mọc 2-3 năm. Cao chừng lm-l,5m hay hơn. Vỏ lá, thân và hoa có mùi hăng đặc biệt. Lá có cuống, mọc cách dài thon, một đầu nhọn, màu lục nhạt, phiến lá không phảng, chung quanh có răng cưa thưa và không rõ rệt, dài chừng 35-75mm, rộng 13-25mm. Trên lá có lông, thường ở các gân lá, nhất là ờ mặt dưới. Hoa mọc tập trung thành xim đơm (glomerule) ở kẽ lá. Giữa chùm là hoa đực hay hoa lưỡng tính, xung quanh có hoa cái nhỏ và không có cuống. Đường kính hoa độ lmm, bao hoa có cánh hình bầu dục, hoa có 5 nhị, nhưng có khi chỉ có 3 hoặc 2, bầu hình bầu dục. Quả là những bế quả màu lục nhạt hay nâu nhạt, hình cầu, đường kính chừng l,5mm, cùi mỏng, có lá đài không rụng, trong chứa một hạt nhỏ đen và bóng. Vị hắc đặc biệt.
Thân cây non, lá, bầu hoa có lông thuộc 3 loại: lông che chở đa tế bào, lông che chở đa tế bào nhưng tế bào sau cùng lớn hơn, thành góc với các tế bào khác và lông bài tiết, chân ngấn gồm 1 hay 2 tế bào, tận cùng bằng một tế bào phồng to lên. Hái toàn cây và hạt đổ cất tinh dầu làm thuốc chữa giun.
B. Trồng, thu hoạch:
Cây mọc tự nhiên ờ nhiều nước vùng nhiệt đối, có mọc ở Châu Âu (vùng Địa Trung Hải). Tại Việt Nam mọc khắp Bắc Bộ, Trung Bộ, nhưng hình như tại Bấc Bộ mọc khỏe và dể hơn các nơi.
Cây dầu giun ưa đất phù sa bồi. Ở Bắc Bộ, mọc tự nhiên ở hai bên bờ sông Hồng, từ Vĩnh Phúc tới Nam Hà, ven biển tỉnh Thái bình, Hải Phòng (Đồ Sơn). Mọc vào các tháng 6, tháng 7 thành từng bãi rất rộng. Ở ven sông vùng Hà Nội cổ rất nhiều. Những nơi cao mát như Sapa, Đà lạt cũng có cây dầu giun mọc hoang.
 Đất trồng
 Cành lá tươi
 Hoa quả tươi
 Đất đồi (đất vàng không có đá ong)
 90kg
 30kg
 Đất phù sa cũ, đất thịt cao, có sét pha lẫn
 320kg
 5kg
 Phù sa mới (pha cát)
 580kg
8kg 
Cây mọc dại từ đầu mùa xuân đến giữa mùa hè thì ra hoa kết quả. Đến tháng 8 tháng 9, quả chín hạt rụng xuống đắt. Rồi cây bị đất phù sa tràn ngập, thối chết, những hạt bị vùi xuống đất đến mùa xuân lại mọc lên.
Trước đại chiến thứ hai (1939-1945) không ai khai thác ở Việt Nam. Nhưng từ năm 1939 được khai thác và được nhiều nơi thí nghiệm trồng tỉa, Sơn Cốt, Phổ Yên (Bắc Thái), Xuân Mai, Hoài Đức (Hà Tây), bãi Phúc Xá (Hà Nội). Hiện nay việc trồng đang được phát triển rất mạnh. Qua việc trồng tỉa đã có những kinh nghiệm sau đây:
Đất trồng: Cần thật tốt, ưa đất cát, đất phù sa. So sánh hiệu suất của ba nơi đều hái vào tháng 7 trên một diện tích bằng nhau là 360m.
Như vậy một hecta có thể thu hoạch một năm từ 2.700kg tới 18.000kg cây tươi và từ 90 tới 240kg hoa quả tươi có thể dùng để cất tinh dầu. Đất tốt có thể tới 21.600kg.
Cách cấy: Hoặc gieo hạt rồi đánh cây con. Lối gieo hạt thẳng tốt hơn, cây mọc khỏe, nhiểu cành lá, cao tốt hơn. Nếu cấy thì cây thấp, chóng ra hoa và kết quả.
Mùa gieo hạt tốt nhất vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, gieo xong gặp mưa phùn mọc rất khỏe. Có thể gieo sớm hơn (tháng 10) hoặc muộn hơn một ít (2-3). Gieo hạt chừng 8 đến 15 hổm thì mọc. Vì hạt nhỏ nên khi gieo cần trộn với 5 phần đất. Nếu gieo như gieo mạ thì một sào (360m2) cần 2,5kg hạt, nếu trồng hố cách nhau 50cm thì 1 sào cần lkg hạt.
Mùa hái: Tù lúc gieo hạt đến lúc quả chín phải 6 tháng. Nhưng sau 4 tháng đã có thể cắt cây để cất tinh dầu. Hoặc cắt cả cây (đối với những nơi phải tranh thủ trước khi ngập nước) hoặc cắt ngọn có hoa: gốc và cành còn lại sẽ mọc lá mới, thu hoạch lần thứ hai.
Nên cắt vào lúc khô ráo, trước khi quả chín.
Cây hái về phải cất ngay, vì đé lâu tinh dầu bốc hơi và cây có thể bị thối. Nếu không cất tinh dẩu kịp cần phơi trong mát, tránh chất thành đống.
Hiệu suất cao nhất vào tháng 5 tháng 6. Đây là hiệu suất của một hecta qua các tháng. Trọng lượng cãy tươi trung bình một hecta cất được 3.400kg cãy cất được từ nửa lít tới 30 lít tinh dầu.
C. Thành phần hóa học:
Hoạt chất của cây dầu giun là tinh dầu giun. Tinh dầu giun cất từ cả cây hoặc từ hạt. Hiệu suất của hạt từ 0,65%-1%, hiệu suất của cây, chỉ chừng 0,35%.
Vì tinh dầu rất hay hỏng, cho nên cần cất mau, từng mẻ nhỏ một. Nếu đun nóng quá, tinh dầu bị phá hủy trước khi bốc lên.
Tinh dầu giun mùi hăng, VỊ nóng, đắng, màu vàng nhạt. Tỷ trọng ỏ 15° từ 0,965 đến 0,990, tan trong 3 đến 10 phần rượu 70°, rất tan trong ête và cloroíoc, hơi tả tuyển (alphaD từ -4° đến 8°5) lg=L giọt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu giun là atcaridol (ít nhất phải có 65%). Tinh dầu của hoa và hạt có chứa nhiều hom (trong các tháng 5, 6, 7, 8 tỷ lệ có thể lên tới 75-85%).
Ngoài ra, còn chất ximen (22-35%) cacbua khác, ít campho, đimetyl etylen, oxyt, axit butylic và glycol. Chất atcaridol là một peroxyt có nhân para-ximen, rất dễ bị phá hủy khi cất tinh dầu.
Giá trị của tinh dầu giun do tỷ lệ atcaridol quyết định.
Định lượng atcaridol: Muốn định lượng atcaridol, ta dựa trên tính chất oxy hóa của nó. Trong tinh dầu hòa tan vào axit axêtic ở môi trường axit clohydríc, chất atcaridol giải phóng iốt của kali iođua theo tỷ lệ thuận. Định lượng iốt giải phóng ta có thể tính được lượng atcaridol.
Cách tiến hành:
Loại hết nước trong tinh dẩu bằng cách ngâm với Na2SO4 khan, lấy một trọng lượng Pg chừng 2,5g tinh dầu cân thật đúng, hòa tan vào ưong một tượng axit axêtic kết tinh được để có thể đủ một thể tích tổng số là 50ml.
Trộn 3ml dung dịch KI (có 83g KI trong 100ml) với 5ml HO đặc (Tt) và 10ml axìt axêtic kết tinh được (Tt).
Cho hỗn hợp này vào trong tủ lạnh hay một hỗn hợp sinh hàn ờ nhiệt đô 0° đến 3°. Khi hỗn hợp này đă thật lạnh rổi, cho thật nhanh 5ml dung dịch tinh dầu trong axit axêtíc chuẩn bị trên kia và đã chưa sẩn trong ống nhỏ giọt Mohr. Nút kỹ và để hỗn hợp trong tủ lạnh 5 phút.
Thêm vào 5 ml cacbon têtraclorua. Định lượng iôt giải phóng bằng dung dịch N/10 natri hyposunfit.Làm một dung dịch đối chứng khác (không có tinh dầu) để so sánh. Chỉ trộn 3ml dung dịch KI, 5ml HCL đặc, 15ml axit axêtic kết tinh được và 20ml nước cất. cho hỗn hợp này vào tủ lạnh cùng với hỗn hợp để định lượng.
Thêm 5ml cacbon têtraclorua và dung dịch N/10 natri hyposunfit cho tqi khi hết màu. Ví dụ N và n ml dung dịch N/10 natri hyposunfit đã dùng để dinh lượng dung dịch so sánh và dung dịch để định lượng.
Tỷ lệ atcaridol trong 100g tinh dầu là: N-n=0,65/p
Tinh dầu giun dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 60% và nhiều nhất 80% atcaridol.
D. Tác dụng sinh lý:
Tinh dầu độc ở liều tương đối thấp do tác dụng suy yếu đối với tim, nó còn có tác dụng hạ huyết áp và hại đến nhịp thở.
Liều mạnh, nó làm ống tiêu hóa bị xót hay buổn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lạnh đầu ngón chân ngón tay.
Có trường hợp chết với hiện tượng trung khu hô hấp bị tê liệt.
Nó rất độc đối với giun: 1 dung dịch nước có 1/5.000 trong lượng tinh dầu giun cũng đủ làm tê liệt giun đũa.
Đối với giun của ngựa rất khó chữa mà cũng chỉ cần một liều 16 đến 20ml để tiêu diệt hết.
Chất atcaridol tác dụng mạnh gấp hai lần tinh dầu. Liều độc của atcaridol là 300mg cho 1 kg thân thể của thỏ, 600mg đối với chuột bạch và 500mg đối với ếch. Cá chết sau 12 giờ trong một dung dịch 1/8.000.
Tinh dầu giun có tác dụng đối với giun đũa, giun mò nhưng không tác dụng đối với sán và giun kim.
Tóm lại tinh dầu giun và atcaridol có tác dụng đối với giun đũa nhưng độc và nguy hiểm cho nên không nên dùng đốì với người già, đàn bà có thai, người yếu.
E. Liều dùng:
Ngày uống 30 đến 50 giọt chia làm hai hay ba lần uống (nhỏ trên miếng đường) hai giờ sau khi uống hết tinh dầu, uống một liều thuốc tẩy muối magie sunfat hoặc uống cả 30 hay 50 giọt ngay một lần hòa tan trong 30ml dầu thầu dầu.
Trẻ em tùy theo tuổi, uống 10 đến 20 giọt một ngày.
Chú ý: Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Cây ba đậu

Cây ba đậu còn có tên gọi khác là cây mắc vát, cây bã đậu, lão dương tử, mãnh tử nhân, cây đết, cây phổn (tiếng Mường – Hoà Bình). Đây là loại cây có độc (Chất độc bảng A) nguy hiểm chết người. Chất độc từ hạt ba đậu được cho là còn mạnh hơn cả chất độc lá ngón, được dân gian khuyến cáo không nên dùng. Các bạn cần hết sức lưu ý. Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu Khu vực phân bố Cây ba đậu mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta. Hiện nay loài cây này thường mọc nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung. Bộ phận dùng Hạt ba đậu. Cách chế biến và thu hái Lá ba đậu hái quanh năm, quả há vào tháng 8,9 hàng năm (Khi quả đã già) đập quả lấy nhân để sử dụng. Khi dùng hạt ba đậu làm thuốc, phải ép hết tinh dầu bởi tinh dầu ba đậu chứa độc. (Khuyến cáo không dùng vhạt ba đậu làm thuốc) Thành phần hóa học Hạt ba đậu chứa nhiều tinh dầu, trong đó có một chất anbumoza rất độc gọi là crotin (tinh dầu ba đậu cực độc, đ