Cây gáo còn có tên gọi khác là cây thiên thân, gáo tròn một loài gỗ lớn thuộc họ cà phê. Các bạn xem hình ảnh để thấy rõ hơn.
Tên khoa học
Sarcocephalus cordatus Miq, họ Cà phê
Khu vực phân bố
Cây gáo mọc ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều (Đây là khí hậu lý tưởng cho cây gáo phát triển).
Hiện nay cây gáo được nhiều hộ nông dân trồng lấy gỗ trên các cánh rừng bởi đây là 1 cây lấy gỗ cho hiệu quả kinh tế cao.
Bộ phận dùng
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây gáo là vỏ cây. Vỏ gáo được thu hái quanh năm, sau khi lấy vỏ về người dân tiến hành chẻ nhỏ, phơi khô Bảo quản để dùng làm thuốc
Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có chứa ancaloit, tanin.
*Công dụng của cây gáo
Theo kinh nghiệm dân gian vỏ gáo là một vị thuốc có tác dụng giải cảm, hạ sốt rất tốt. Ngoài ra cây còn có một số công dụng sau:
Tác dụng điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Tác dụng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ
Tác dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn vết thương
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân xơ gan cổ trướng
Người bị cảm sốt
Trường hợp bệnh nhân tiêu chảy, kiết lỵ
Cách dùng, liều dùng
1. Thuốc điều trị bệnh xơ gan từ vỏ gáo:
Vỏ gáo 10g, cây cỏ xước 15g, cây cỏ sữa lá lớn 10g đun với 1,5 lít nước đun cạn còn 600ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng từ vỏ cây gáo dựa theo kinh nghiệm dân gian. Hiện nay đây là một trong số rất ít những bài thuốc nam có công hiệu đối với bệnh xơ gan cổ trướng. Thời gian qua chúng tôi đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng cho hiệu quả tốt, nhiều bệnh nhân chức năng gan đã dần hồi phục. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ kinh nghiệm từ dân gian vẫn luôn còn nguyên giá trị.
2. Thuốc điều trị cảm sốt:
Vỏ gáo 10-15g đun nước uống hàng ngày.
3. Thuốc điều trị tiêu chảy:
Vỏ gáo 15g, khổ sâm 10g đun nước uống trong ngày, dùng khoảng 2 lần là có hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng
Trong tự nhiên có nhiều cây cùng họ với cây gáo nên rất dễ nhầm lần. Chỉ những cây gáo có hoa màu vàng, quả tròn (Gáo tròn) như hình ảnh phái trên mới được dùng làm thuốc (Các bạn cần lưu ý khi thu hái cây thuốc trong rừng).
Tên khoa học
Sarcocephalus cordatus Miq, họ Cà phê
Khu vực phân bố
Cây gáo mọc ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều (Đây là khí hậu lý tưởng cho cây gáo phát triển).
Hiện nay cây gáo được nhiều hộ nông dân trồng lấy gỗ trên các cánh rừng bởi đây là 1 cây lấy gỗ cho hiệu quả kinh tế cao.
Bộ phận dùng
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây gáo là vỏ cây. Vỏ gáo được thu hái quanh năm, sau khi lấy vỏ về người dân tiến hành chẻ nhỏ, phơi khô Bảo quản để dùng làm thuốc
Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có chứa ancaloit, tanin.
*Công dụng của cây gáo
Theo kinh nghiệm dân gian vỏ gáo là một vị thuốc có tác dụng giải cảm, hạ sốt rất tốt. Ngoài ra cây còn có một số công dụng sau:
Tác dụng điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
Tác dụng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ
Tác dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn vết thương
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân xơ gan cổ trướng
Người bị cảm sốt
Trường hợp bệnh nhân tiêu chảy, kiết lỵ
Cách dùng, liều dùng
1. Thuốc điều trị bệnh xơ gan từ vỏ gáo:
Vỏ gáo 10g, cây cỏ xước 15g, cây cỏ sữa lá lớn 10g đun với 1,5 lít nước đun cạn còn 600ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng từ vỏ cây gáo dựa theo kinh nghiệm dân gian. Hiện nay đây là một trong số rất ít những bài thuốc nam có công hiệu đối với bệnh xơ gan cổ trướng. Thời gian qua chúng tôi đã áp dụng bài thuốc này để điều trị cho nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng cho hiệu quả tốt, nhiều bệnh nhân chức năng gan đã dần hồi phục. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ kinh nghiệm từ dân gian vẫn luôn còn nguyên giá trị.
2. Thuốc điều trị cảm sốt:
Vỏ gáo 10-15g đun nước uống hàng ngày.
3. Thuốc điều trị tiêu chảy:
Vỏ gáo 15g, khổ sâm 10g đun nước uống trong ngày, dùng khoảng 2 lần là có hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng
Trong tự nhiên có nhiều cây cùng họ với cây gáo nên rất dễ nhầm lần. Chỉ những cây gáo có hoa màu vàng, quả tròn (Gáo tròn) như hình ảnh phái trên mới được dùng làm thuốc (Các bạn cần lưu ý khi thu hái cây thuốc trong rừng).
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét