Cây lá dong là một trong những loài cây rất thân quen với người dân Việt Nam, lá của cây này được người dân nhất là miền Bắc dùng để gói bánh trưng, bánh tét. Ngoài ra các bộ phận khác của cây ít được sử dụng. Ít ai biết rằng cây lá dong ta không chỉ dùng lá gói bánh. Đây còn là một vị thuốc rất hay.
Tên khoa học
Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ hoàng tinh
Khu vực phân bố
Cây dong ta thường mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, trung du có rất nhiều cây này mọc hoang. Ngoài ra người dân cũng trồng khá nhiều cây này trên các sườn đồi để cuối năm lấy lá cung cấp cho người dân khắp nơi gói bánh trưng cho tết Nguyên đán.
Bộ phận dùng
Lá cây chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thường dùng lá tươi (Không phải chế biến gì thêm) ngoài ra cũng có thể phơi khô lá để bảo quản dùng dần trong năm.
Thành phần hóa học
Hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu.
Tính vị
Lá dong có mùi thơm nhẹ, vị nhạt, tính mát. Vào kinh can.
* Công dụng của cây lá dong
Sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi lá dong ta có công dụng:
Chữa say rượu nhanh chóng
Mát gan, giải độc, hạ men gan
Điều trị rắn độc cắn
Cách dùng, liều dùng
Điều trị say rượu, giải rượu, chống say: Lấy 1 nắm lá tươi khoảng 200g giã nát, vắt lấy nước uống ngay sau khi uống rượu say. Hoặc dùng 80g lá dong khô đun nước uống. (Theo kinh nghiệm dân gian đây là cách giải rượu cực hiệu quả, nếu có điều kiện các bạn nên áp dụng cách dùng này. Cách này cũng đã được ghi chép trong cuốn sách nổi tiếng của GS. Đỗ Tất Lợi).
Làm thuốc mát gan, giải độc gan: Lấy 80g lá dong khô đun nước uống hàng ngày.
Điều trị rắn độc cắn: Lấy lá tươi nhai nát, nuốt lấy nước. Còn bã đắp vào nơi bị rắn độc cắn.
Lưu ý:
Cây dong ta khác với cây dong trồng lấy củ để làm miến (Tuy chúng có hình dáng gần giống nhau) nên các bạn chú ý phân biệt.
Tên khoa học
Phrynium parviflorum Roxb. Thuộc họ hoàng tinh
Khu vực phân bố
Cây dong ta thường mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, trung du có rất nhiều cây này mọc hoang. Ngoài ra người dân cũng trồng khá nhiều cây này trên các sườn đồi để cuối năm lấy lá cung cấp cho người dân khắp nơi gói bánh trưng cho tết Nguyên đán.
Bộ phận dùng
Lá cây chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thường dùng lá tươi (Không phải chế biến gì thêm) ngoài ra cũng có thể phơi khô lá để bảo quản dùng dần trong năm.
Thành phần hóa học
Hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu.
Tính vị
Lá dong có mùi thơm nhẹ, vị nhạt, tính mát. Vào kinh can.
* Công dụng của cây lá dong
Sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi lá dong ta có công dụng:
Chữa say rượu nhanh chóng
Mát gan, giải độc, hạ men gan
Điều trị rắn độc cắn
Cách dùng, liều dùng
Điều trị say rượu, giải rượu, chống say: Lấy 1 nắm lá tươi khoảng 200g giã nát, vắt lấy nước uống ngay sau khi uống rượu say. Hoặc dùng 80g lá dong khô đun nước uống. (Theo kinh nghiệm dân gian đây là cách giải rượu cực hiệu quả, nếu có điều kiện các bạn nên áp dụng cách dùng này. Cách này cũng đã được ghi chép trong cuốn sách nổi tiếng của GS. Đỗ Tất Lợi).
Làm thuốc mát gan, giải độc gan: Lấy 80g lá dong khô đun nước uống hàng ngày.
Điều trị rắn độc cắn: Lấy lá tươi nhai nát, nuốt lấy nước. Còn bã đắp vào nơi bị rắn độc cắn.
Lưu ý:
Cây dong ta khác với cây dong trồng lấy củ để làm miến (Tuy chúng có hình dáng gần giống nhau) nên các bạn chú ý phân biệt.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét