Chuyển đến nội dung chính

Cây lá mơ lông

Cây lá mơ lông còn gọi là mơ tam thể, dây mơ tròn…. Cây được gọi là mơ lông bởi lá có rất nhiều lông. Đây không chỉ là một vị thuốc mơ tam thể còn là một thứ gia vị quen thuộc của người Việt Nam.
Tên khoa học
Paederia tomentosa L. Thuộc họ cà phê.
Khu vực phân bố
  • Cây lá mơ lông là loài thực vật rất phổ biến ở nước ta bởi đây là loại rau gia vị thường thấy trong món khoái khẩu “Thịt chó”, Có câu: “Thịt chó phải có là mơ” là đây.
  • Cây mơ lông thường mọc quấn trên các hàng dào ven đường, nhiều gia đình còn cho leo thành giàn để vừa lấy bóng mát, vừa lấy lá làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng
Dân gian chỉ dùng lá tươi để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Lá tươi được thu hái quanh năm, nếu lá sạch thì không phải rửa lại mà có thể dùng được luôn. Nếu lá có nhiều bụi bẩn ta đem rửa nhiều lần bằng nước sạch, ngâm qua nước muối và vẩy cho hết nước (Bởi lá có nhiều lông nên phải vẩy mới dóc hết nước).
Thành phần hóa học
Trong cây có một lượng tinh dầu có mùi rất đặc trưng. Nếu ngửi không quen ta sẽ thấy hôi, nhưng nếu ăn quen đây lại là một loại gia vị không thể thiếu.
Tính vị
Lá mơ lông có vị hơi chát, tính mát
* Công dụng của cây mơ lông
  • Điều trị kiết lỵ cực hay (Đi cầu ra dịch nhầy, máu)
  • Điều trị bệnh viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa.
  • Tẩy giun kim, giun đũa

Cách dùng, liều dùng
  • Điều trị kiết lỵ, viêm đại tràng: Lấy 1 nắm là mơ lông tươi rửa sạch, vẩy sạch nước rồi đem giã nát. Trộn đều với 1 quả trứng gà ta. Gói vào lá chuối rồi nướng chín để ăn. Nếu không nướng các bạn cũng có thể rang bằng chảo không cho thêm mỡ. Mỗi ngày làm 1 đến 2 lần như trên sẽ có tác dụng điều trị bệnh rất tốt.
  • (Cách trên có thể áp dụng cho người bệnh đại tràng và người tiêu hóa kém ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa).
  • Tẩy giun: Lấy 1 năm lá mơ lông tươi giã nhỏ, vắt lấy nước. Thêm chút muối khuấy đều. Uống vào lúc đói giun sẽ ra hết.

Lưu ý: Ngoài loài lá mơ lông trên, ngoài tự nhiên còn một loại khác là cây mơ dại. Cây này lá nhẵn không có lông, lá màu xanh, mùi hắc (Người dân thường rất chuộng lá mơ dại để dùng làm gia vị cho món dồi chó vì nó ăn rất ngậy và mùi thơm hơn mơ tam thể). Mơ dại cũng có cùng tác dụng như lá mơ tam thể.
Nguồn: Tổng hợp Online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là một vị thuốc rất đặc biệt, có đủ 5 vị đó là: Ngọt, đắng, chua, cay, mặn nên được y học cổ truyền gọi lới tên “Ngũ vị tử” ý chỉ loại hạt có tới 5 mùi vị. Tên khoa học Schisandra sinensis Baill. Thuộc họ ngũ vị tử. Khu vực phân bố Cây ngũ vị tử (Schisandra sinensis Baill) không có ở Việt Nam. Cây chỉ mọc ở một số nước xứ lạnh như: Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hiện nay ở Việt Nam có một loại ngũ vị tử được gọi là ngũ vị tử nam, ở nước ta cây này thường được người dân gọi là cây nắm cơm, cây na rừng, quả chí chuôn chua. Các bạn tham khảo thêm về vị thuốc này tại đây. Bộ phận dùng Quả là bộ phận được dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Mùa quả chín vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, người ta hái quả về nhặt bỏ cuống, đem phơi hay sấy khô để làm thuốc. Thành phần hóa học Trong quả có chứa axit xitric, axit malic, axit tactric, vitamin C, schizandrin, đường, tanin, ngoài ra trong quả còn chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tính v