Còn gọi là co ngón (Lạng Sơn), thuốc dút ruột – hồ mạn trường – đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo.
Tên khoa học Gelsemium elegans Benth (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume).
Thuộc họ Mã tiền Loganiaceae.
Tên khoa học Gelsemium elegans Benth (Medicia elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume).
Thuộc họ Mã tiền Loganiaceae.
Mô tả:
Đoạn là đứt, trường là ruột, tên đoạn trường thảo vì người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết.
Đoạn trường thảo hay cây lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, bóng, nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa có màu vàng. Mùa hoa tháng 6-8-10. Quả là một nang, dài, màu nâu hình thon, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.
Hình vẽ phác cây lá ngón
Phân bố:
Phổ biến ở miền rừng nói Việt Nam. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Hà Tây, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang đều có.
Tác dụng dược lý:
Thành phần chủ yếu trong cây lá ngón Bắc Mỹ là chất gelmixin có độc tính rất mạnh.
Trong lá ngón của ta và Trung Quốc có thành phần: kumin và kuminin ít độc hơn, kuminixin rất độc, gelsemixin độc hơn nữa.
Tác dụng độc của lá ngón không đặc hiệu trên hệ thống thần kinh, gây nên co giật và chết do ngừng hô hấp trong một trạng thái thiếu oxy rõ rệt.
Nghiên cứu về mặt chống độc cho phép kết luận cơ chế tác dụng của các hoạt chất cây lá ngón chủ yếu đánh vào các men hô hấp gây sự rối loạn trong tế bào dẫn tới sự thiếu oxy nghiêm trọng gây nên các hiện tượng co giật cơ và liệt.
Hình ảnh thực tế cây lá ngón hoa vàng
Công dụng và liều dùng:
Nhân dân Việt Nam không dùng cây lá ngón làm thuốc, mà chỉ dùng để tự tử hay với mục đích đầu độc, chỉ giới thiệu ở đây để chúng ta biết mà tránh và có thể phát hiện khi bị ngộ độc.
Tại Bắc Mỹ và Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít dùng.
Tại Bắc Mỹ và Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít dùng.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét