Cây mía giò (mía dò) còn có tên gọi khác là đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó, cù chóc, cát lồi.
Tên khoa học
Costus speciosus Smith. Cây thuộc họ gừng
Mô tả
Là loài cây thân mềm, chiều cao khoảng 40-60cm (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Khu vực phân bố
Cây thuốc này mọc hoang khắp các tỉnh thành, từ Bắc trí Nam đều có loài cây này. Chúng ta thường tìm thấy cây mía dò mọc nhiều ở ven sông ven suối, những nơi đất có độ ẩm cao.
Cây có hình dánh, hoa đẹp nên nhiều gia đình còn đem về trồng bên cạnh giếng nước, bờ cao làm cảnh.
Bộ phận dùng
Thân, rễ, cành non là những bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái quanh năm, người dân thường chặt thân, cành non, đào rễ về làm thuốc hoặc làm thức ăn.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa các chất: anbuminoit, hydrat cacbon,diosgenin, tigogenin, saponin và khoảng 70% là nước .
Tính vị
Cây mía giò có vị chua cay, hơi đắng, tính mát, có độc nhẹ, vào 2 kinh can và thận.
* Công dụng của cây mía giò (Củ cát lồi)
Theo kinh nghiệm dân gian cây mía giò (Củ cát lồi) có một số công dụng sau:
Lợi tiểu, giúp điều trị bệnh phù thũng
Điều trị bệnh xơ gan cổ chướng
Điều trị viêm thận cấp (phù thận)
Điều trị chứng mẩn ngứa mề đay, eczema (bệnh ngoài da)
Điều trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện: tiểu buốt tiểu rắt)
Điều trị viêm tai (đau nhức bên trong tai)
Cách dùng, liều dùng
Điều trị viêm thận cấp, phù nề: Thân rễ cây mía giò khô 15g (tươi 30g) đun với 1 lít nước uống hàng ngày.
Điều trị chứng viêm tai, viêm mắt: Dùng ngọn cây mía giò tươi nướng cho nóng lên rồi ép lấy nước nhỏ trực tiếp vào tay hoặc vào mắt. Làm liên tục cách trên khoảng 3 đến 4 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả.
Điều trị bệnh eczema, mẩn ngứa, nổi mề đay: Lấy một nắm lá và thân cây mía giò tươi (khô) đun nước lấy nước tắm và bôi trực tiếp vào bên những vùng da bị mẩn ngứa hoặc eczema.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu rắt): Rễ mía giò (củ cát lồi) khô 10g, râu ngô 10g, lá mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày.
Điều trị viêm gan xơ gan cổ trướng: Cây mía dò khô 10g, nhân trần 15g, hạt dành dành (chi tử)10g, lá bồ công anh 10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 1,5 bát nước, chia làm 2 lần sáng và tối. Cho bệnh nhân uống sau bữa ăn 15 phút.
Tên khoa học
Costus speciosus Smith. Cây thuộc họ gừng
Mô tả
Là loài cây thân mềm, chiều cao khoảng 40-60cm (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Khu vực phân bố
Cây thuốc này mọc hoang khắp các tỉnh thành, từ Bắc trí Nam đều có loài cây này. Chúng ta thường tìm thấy cây mía dò mọc nhiều ở ven sông ven suối, những nơi đất có độ ẩm cao.
Cây có hình dánh, hoa đẹp nên nhiều gia đình còn đem về trồng bên cạnh giếng nước, bờ cao làm cảnh.
Bộ phận dùng
Thân, rễ, cành non là những bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái quanh năm, người dân thường chặt thân, cành non, đào rễ về làm thuốc hoặc làm thức ăn.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa các chất: anbuminoit, hydrat cacbon,diosgenin, tigogenin, saponin và khoảng 70% là nước .
Tính vị
Cây mía giò có vị chua cay, hơi đắng, tính mát, có độc nhẹ, vào 2 kinh can và thận.
* Công dụng của cây mía giò (Củ cát lồi)
Theo kinh nghiệm dân gian cây mía giò (Củ cát lồi) có một số công dụng sau:
Lợi tiểu, giúp điều trị bệnh phù thũng
Điều trị bệnh xơ gan cổ chướng
Điều trị viêm thận cấp (phù thận)
Điều trị chứng mẩn ngứa mề đay, eczema (bệnh ngoài da)
Điều trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện: tiểu buốt tiểu rắt)
Điều trị viêm tai (đau nhức bên trong tai)
Cách dùng, liều dùng
Điều trị viêm thận cấp, phù nề: Thân rễ cây mía giò khô 15g (tươi 30g) đun với 1 lít nước uống hàng ngày.
Điều trị chứng viêm tai, viêm mắt: Dùng ngọn cây mía giò tươi nướng cho nóng lên rồi ép lấy nước nhỏ trực tiếp vào tay hoặc vào mắt. Làm liên tục cách trên khoảng 3 đến 4 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ có hiệu quả.
Điều trị bệnh eczema, mẩn ngứa, nổi mề đay: Lấy một nắm lá và thân cây mía giò tươi (khô) đun nước lấy nước tắm và bôi trực tiếp vào bên những vùng da bị mẩn ngứa hoặc eczema.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu rắt): Rễ mía giò (củ cát lồi) khô 10g, râu ngô 10g, lá mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày.
Điều trị viêm gan xơ gan cổ trướng: Cây mía dò khô 10g, nhân trần 15g, hạt dành dành (chi tử)10g, lá bồ công anh 10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 1,5 bát nước, chia làm 2 lần sáng và tối. Cho bệnh nhân uống sau bữa ăn 15 phút.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét