Cây ngô đồng còn có tên gọi khác là ngô đồng cảnh, sen lục bình, cây dầu lai có củ (dầu lai lá sen).
Tên khoa học
Jatropha podagrica Hook. Thuộc họ thầu dầu.
Khu vực phân bố
Cây này được trồng khắp nơi để làm cảnh. Ở nước ta rất nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị trồng loài cây này.
Bộ phận dùng
Lá, vỏ và nhựa cây.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa chất độc curcin. Đặc biệt là quả, hạt chứa lượng chất độc curcin rất lớn. Nếu ăn vào sẽ gây nôn mửa dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tính vị
Cây có tính độc do có chứa độc tố curcin.
* Công dụng của cây ngô đồng
Dùng làm thuốc tẩy (Do có khả năng gây nôn)
Tác dụng điều trị ghẻ lở
Tác dụng điều trị mụn nhọt
Cách dùng, liều dùng
Do cây này có độc rất mạnh nên hiện nay chỉ dùng để bôi ngoài da. Cách dùng như sau:
Điều trị mụn nhọt, ghẻ: Ngắt lấy 1 lá tươi, lấy nhựa cây bôi lên vùng da bị ghẻ, có mụn. Đợi cho vết bôi khô lại bôi đè lên 1 lớp khác. Làm 3-4 lớp như vậy trên 1 lần bôi.
Nếu là mụn bọc lâu ngày, dùng cả lá cây giã nát đắp vào chỗ có mụn. Chú ý không để nhựa dính vào mắt sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác, dính quần áo rất khó tẩy rửa.
Lưu ý khi sử dụng
Cây có độ cực mạnh, ăn phải sẽ gây nôn mửa thậm chí tử vong. Đầu năm 2017 đã có trường hợp 9 em học sinh ở Hà Tĩnh không biết đã ăn phải quả cây này phải đi cấp cứu bệnh viện.
Loài cây này được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên chú ý trẻ nhỏ, các cháu không biết nên rất dễ ăn nhầm phải loại cây độc bậc nhất này. Do vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng cây này trong nhà.
Hiện nay nhiều trường học, cơ quan đã biết được tác hại của loài cây này nên đã tiến hành phá bỏ, không trồng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học.
Tên khoa học
Jatropha podagrica Hook. Thuộc họ thầu dầu.
Khu vực phân bố
Cây này được trồng khắp nơi để làm cảnh. Ở nước ta rất nhiều gia đình, cơ quan, đơn vị trồng loài cây này.
Bộ phận dùng
Lá, vỏ và nhựa cây.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa chất độc curcin. Đặc biệt là quả, hạt chứa lượng chất độc curcin rất lớn. Nếu ăn vào sẽ gây nôn mửa dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tính vị
Cây có tính độc do có chứa độc tố curcin.
* Công dụng của cây ngô đồng
Dùng làm thuốc tẩy (Do có khả năng gây nôn)
Tác dụng điều trị ghẻ lở
Tác dụng điều trị mụn nhọt
Cách dùng, liều dùng
Do cây này có độc rất mạnh nên hiện nay chỉ dùng để bôi ngoài da. Cách dùng như sau:
Điều trị mụn nhọt, ghẻ: Ngắt lấy 1 lá tươi, lấy nhựa cây bôi lên vùng da bị ghẻ, có mụn. Đợi cho vết bôi khô lại bôi đè lên 1 lớp khác. Làm 3-4 lớp như vậy trên 1 lần bôi.
Nếu là mụn bọc lâu ngày, dùng cả lá cây giã nát đắp vào chỗ có mụn. Chú ý không để nhựa dính vào mắt sẽ gây ảnh hưởng tới thị giác, dính quần áo rất khó tẩy rửa.
Lưu ý khi sử dụng
Cây có độ cực mạnh, ăn phải sẽ gây nôn mửa thậm chí tử vong. Đầu năm 2017 đã có trường hợp 9 em học sinh ở Hà Tĩnh không biết đã ăn phải quả cây này phải đi cấp cứu bệnh viện.
Loài cây này được nhiều gia đình trồng làm cảnh. Bởi vậy các bậc cha mẹ nên chú ý trẻ nhỏ, các cháu không biết nên rất dễ ăn nhầm phải loại cây độc bậc nhất này. Do vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng cây này trong nhà.
Hiện nay nhiều trường học, cơ quan đã biết được tác hại của loài cây này nên đã tiến hành phá bỏ, không trồng trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét