Còn gọi là ủi, phan thạch lựu, guajava.
Tên khoa học Psidium guyjava L. (P. pomiferum L. Psidium Pyriferum L.)
Thuộc họ Sim Myrtaceae.
Mô tả cây:
Ổi là một cây nhỡ, cao chừng 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh. Lá mọc đối có cuống ngắn, hình bầu dục, nhẵn hoặc hơi có lông ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn, phiến nguyên, khi soi lên có thấy túi tinh dầu trong. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả là một quả mọng có vỏ quả giữa dày, hình dáng thay đổi tùy theo loài; ở đầu quả có sẹo của đài tồn tại. Rất nhiều hạt, hình thận, không đều, màu hơi hung.
Công dụng và liều dùng:
Quả ổi còn xanh thì chát có tính gây táo bón và có thể dùng để chữa đi ỉa lỏng, khi chín, quả ổi có tác dụng nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.
Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng v.v…
Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.
1. Thời vụ: ở miền Bắc trồng chủ yếu vào vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 đến tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 6).
2. Chuẩn bị đất và hố trồng:
Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.
Đào hố: đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50×50×50 cm (dài × rộng × sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5–3,0, tương đương 1.400–1.500 cây/ha.
3. Trồng cây:
Trước khi trồng tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có). Tháo bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung, tưới ẩm ngay cho cây.
Hình ảnh cây ổi vườn Chẫu - cao khoảng hơn 10m.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét