Chuyển đến nội dung chính

Cây rau dệu

Cây rau dệu còn được gọi là cây riệu, cây diếp bò…. Là một trong những loài cây mọc hoang dại khắp nơi, ít ai biết rằng đây lại là một vị thuốc có một số công dụng điều trị bệnh rất hay.


Tên khoa học
Alternanthera sessilis. Thuộc họ dền

Khu vực phân bố
Cây rau dệu mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở ven bờ, ven đường đi, hay ở các chân ruộng cao, các vườn cây hoa màu có rất nhiều loài cây này. Ở nông thôn rau dệu thường được dùng làm thức ăn gia súc như: Lợn, trâu, bò….

Bộ phận dùng, cách chế biến và thu hái
Dân gian thường dùng toàn cây rau dệu làm thuốc.

Cây mọc quanh năm, nhiêu nhất là thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Người dân thường thu hái trong thời gian này để làm thức ăn gia súc vì đây là thời gian rau cỏ thiếu thốn.

Thu hái quanh năm nếu dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Tính vị
Cây có vị đắng, tính mát. Vào 2 kinh can, phế.

* Công dụng của cây rau dệu
Theo kinh nghiệm dân gian cây rau dệu có một số tác dụng sau:
Điều trị ho ra máu
Điều trị viêm niệu đạo
Điều trị viêm đại tràng
Điều trị mụn đầu đinh
Điều trị hạch, tràng nhạc, viêm ngứa ngoài da
Điều trị bệnh giời leo

Cách dùng, liều dùng
Điều trị ho ra máu: Rau dệu tươi 1 nắm giã nát, vắt lấy nước (Đem hấp nồi cơm) khi uống thêm chút muối để dùng. Uống mỗi ngày 1 lần, sau 1 tuần sẽ có chuyển biến.
Viêm niệu đạo: Rau dệu khô 50g – 60g đun nước uống hàng ngày.
Viêm đại tràng, viêm ruột: Rau tươi, rửa sạch, ngâm nước muối. Giã nát vắt lấy nước, thêm 1 thìa mật ong khuấy đều uống hàng ngày. Nên uống vào buổi sáng sớm.
Điều trị mụn, hạch, ngứa ngoài da: Dùng cây tươi giã nát đắp ngoài da. Đồng thời dùng cây đun nước để tắm hàng ngày.
Điều trị giời leo: Lấy cây tươi giã nát, gạo nếp giã nát, hai thứ trộn đều đắp vào vùng da bị dời leo. Mỗi ngày 1 lần, làm khoảng 3 lần là khỏi hẳn.
Nguồn: Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Nấm ngọc cẩu Hòa Bình

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín. Tên khác Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu Tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr Khu vực phân bố Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp. Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong