Cây rau má còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo, một loại cây cỏ mọc sát mặt đất có công dụng điều trị nhiều chứng bệnh.
Tên khoa học
Centella asiatica (L.) Urb. Thuộc họ hoa tán.
Khu vực phân bố
Cây rau má mọc hoang hóa khắp nơi, nơi nào có đất trống đều có loài cây này mọc hoang. Rau má thường mọc hoang ở những khu đất canh tác rau mầu, ven bờ đê, đường đi. Do có nhiều tác dụng, mát bổ, rất tốt cho sức khỏe nên hiện nay có nhiều nơi đã trồng rau má như 1 loại thực phẩm sủ dụng hàng ngày.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, rễ đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thu hái rau má quanh năm, người ta thường nhổ cả cây, lấy cả rễ về sử dụng. Từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm cây phát triển mạnh, cho chất lượng tốt nhất.
Thành phần hóa học
Có nhiều nghiên cứu về cây thuốc này tuy nhiên những kết quả chưa đồng nhất. Tổng hợp các nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cây có chứa hoạt chất chính là saponin (bao gồm axit asiatic, axit brahmic).
Tính vị
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính mát hơi hàn có công dụng giải độc, lợi tiểu.
* Công dụng chính của cây rau má
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả năng giải độc
Mát, giúp điều trị rôm, mẩn ngứa
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy 30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau mày. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ nên giới hạn chỉ dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích.
Tên khoa học
Centella asiatica (L.) Urb. Thuộc họ hoa tán.
Khu vực phân bố
Cây rau má mọc hoang hóa khắp nơi, nơi nào có đất trống đều có loài cây này mọc hoang. Rau má thường mọc hoang ở những khu đất canh tác rau mầu, ven bờ đê, đường đi. Do có nhiều tác dụng, mát bổ, rất tốt cho sức khỏe nên hiện nay có nhiều nơi đã trồng rau má như 1 loại thực phẩm sủ dụng hàng ngày.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, rễ đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thu hái rau má quanh năm, người ta thường nhổ cả cây, lấy cả rễ về sử dụng. Từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm cây phát triển mạnh, cho chất lượng tốt nhất.
Thành phần hóa học
Có nhiều nghiên cứu về cây thuốc này tuy nhiên những kết quả chưa đồng nhất. Tổng hợp các nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cây có chứa hoạt chất chính là saponin (bao gồm axit asiatic, axit brahmic).
Tính vị
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính mát hơi hàn có công dụng giải độc, lợi tiểu.
* Công dụng chính của cây rau má
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả năng giải độc
Mát, giúp điều trị rôm, mẩn ngứa
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy 30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau mày. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ nên giới hạn chỉ dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét