Cây rẻ quạt (dẻ quạt) hay còn gọi là (cây xạ can) không chỉ là một vị thuốc quý, cây xạ can còn là một loài hoa rất chi là đẹp.
Tên khoa học
Belamcanda sinensis (L) DC. Thuộc họ lay ơn.
Khu vực phân bố
Hiện nay loài cây này thường được nhiều gia đình trồng làm thuốc và làm cảnh, chúng ta cũng thường thấy cây xạ can ở trong vườn thuốc nam ở các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện.
Bộ phận dùng
Thân cây và củ là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Vào thời điểm mùa thu và mùa đông, người ta đào cả cây về, tước lá, cắt sạch rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm nước vo gạo 1 ngày đêm rồi đem thái mỏng phơi khô để làm thuốc. (Vì vị thuốc vày hơi có độc nên ta phải ngâm nước vo gạo để tẩy độc).
Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong cây rẻ quạt có: glucozit belamcandin, glucozit iridin.
Tính vị
Cây dẻ quạt có vị đắng, tính hàn (Hơi có độc). Vào 2 kinh can và phế.
* Công dụng của cây xạ can
Theo y học cổ truyền cây xạ can thường được dùng để điều trị các chứng bệnh về hệ hô hấp. Sau đây là một số công dụng chính của vị thuốc này:
Điều trị ho hen, tiêu đờm
Điều trị viêm họng, viêm phế quản mãn tính
Điều trị quai bị
Điều trị sưng vú, tắc sữa
Đại tiểu tiện không thông
Trướng bụng, nước óc ách trong người không tiêu được
Cách dùng, liều dùng
Điều trị ho, có đờm, điều trị sưng vú, tắc sữa, đại tiểu tiện không thông, quai bị: Dùng 10g cây khô sắc với 800ml nước để uống hàng ngày.
Điều trị viêm phế quản mãn tính: Cây rẻ quạt khô 5g, hoàng cầm, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2g sắc nước uống hàng ngày.
Điều trị tích nước trong bụng: Lấy 20g cây tươi giã lấy nước uống, khi thấy đi tiểu được thì thôi.
Lưu ý: Khi dùng trực tiếp lá tươi nên dùng với liều lượng thấp từ 5 đến 7 gam, nếu dùng nhiều có thể gây nóng, bỏng rát trong miệng.
Tên khoa học
Belamcanda sinensis (L) DC. Thuộc họ lay ơn.
Khu vực phân bố
Hiện nay loài cây này thường được nhiều gia đình trồng làm thuốc và làm cảnh, chúng ta cũng thường thấy cây xạ can ở trong vườn thuốc nam ở các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện.
Bộ phận dùng
Thân cây và củ là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Vào thời điểm mùa thu và mùa đông, người ta đào cả cây về, tước lá, cắt sạch rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm nước vo gạo 1 ngày đêm rồi đem thái mỏng phơi khô để làm thuốc. (Vì vị thuốc vày hơi có độc nên ta phải ngâm nước vo gạo để tẩy độc).
Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong cây rẻ quạt có: glucozit belamcandin, glucozit iridin.
Tính vị
Cây dẻ quạt có vị đắng, tính hàn (Hơi có độc). Vào 2 kinh can và phế.
* Công dụng của cây xạ can
Theo y học cổ truyền cây xạ can thường được dùng để điều trị các chứng bệnh về hệ hô hấp. Sau đây là một số công dụng chính của vị thuốc này:
Điều trị ho hen, tiêu đờm
Điều trị viêm họng, viêm phế quản mãn tính
Điều trị quai bị
Điều trị sưng vú, tắc sữa
Đại tiểu tiện không thông
Trướng bụng, nước óc ách trong người không tiêu được
Cách dùng, liều dùng
Điều trị ho, có đờm, điều trị sưng vú, tắc sữa, đại tiểu tiện không thông, quai bị: Dùng 10g cây khô sắc với 800ml nước để uống hàng ngày.
Điều trị viêm phế quản mãn tính: Cây rẻ quạt khô 5g, hoàng cầm, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2g sắc nước uống hàng ngày.
Điều trị tích nước trong bụng: Lấy 20g cây tươi giã lấy nước uống, khi thấy đi tiểu được thì thôi.
Lưu ý: Khi dùng trực tiếp lá tươi nên dùng với liều lượng thấp từ 5 đến 7 gam, nếu dùng nhiều có thể gây nóng, bỏng rát trong miệng.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét