Cây sài đất còn có tên gọi khác là cây húng trám, cây ngổ núi, cúc giáp, cúc nháp, cây cúc dại, hoa múc.
Tên khoa học
Wedelia calendulacea (L.) Thuộc họ cúc
Khu vực phân bố
Cây sài đất mọc hoang dại khắp nơi, ven đường đi loài cây này mọc rất nhiều. Là dạng cây thân thảo, mọc sát đất, có hoa màu vàng khá đẹp nên một số nơi như: Trường học, công viên, cơ quan công sở còn trồng để làm cảnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, thân cây và rễ.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thường thu hái quanh năm và thường dùng dưới dạng tươi tốt hơn khô. Nhưng nếu không có điều kiện dùng cây tươi ta có thể phơi khô bảo quản dùng dần vẫn có tác dụng tương tự.
Thành phần hóa học
Cây sài đất đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ hàng trục năm về trước. Qua nghiên cứu các nhà khoa học tìm thấy trong cây có chứa các hoạt chất chính như: flavonoit, cumarin, tanin, saponin, tinh dầu và rất nhiều muối vô cơ.
Tính vị
Cây sài đất vị đắng nhẹ, hơi mặn, tính mát, không có độc. Vào 2 kinh can và phế.
* Công dụng của cây sài đất
Theo kinh nghiệm dân gian cây sài đất thường dùng để điều trị một số bệnh sau:
Điều trị viêm, sưng tấy ngoài da (Vết sưng đau chưa mưng mủ)
Điều trị viêm abidan, viêm phế quản, ho gà, ho ra máu
Điều trị viêm vú
Điều trị rôm sẩy
Điều trị viêm gan
Điều trị viêm bàng quang
Cách dùng, liều dùng
Điều trị viêm, sưng đau ngoài da, viêm vú, rôm sảy, mụn nhọt: Dùng cây tươi giã nát đắp lên chỗ bị viêm, sưng. Làm mỗi ngày 2 lần liên tục trong 3 ngày sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra có thể dùng lá cây đun nước uống với liều dùng 10-15g/ngày.
Điều trị viêm phổi, viêm abidan, ho gà…: Dùng 20 – 25 cây khô đun với 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát uống trong ngày.
Điều trị viêm gan: Cây sài đất khô 10g, kim ngân hoa 5g, nhân trần 10g đun nước uống hàng ngày.
Viêm bàng quang: Cây sài đất khhoo 20g đun nước uống hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Có một vài loài cây có hình dáng gần giống, dễ bị nhầm lẫn khi thu hái sử dụng bởi vậy các bạn cần quan sát kỹ hình ảnh cây sài đất chuẩn mà chúng tôi đã mô tả kèm hình ảnh ở trên.
Tên khoa học
Wedelia calendulacea (L.) Thuộc họ cúc
Khu vực phân bố
Cây sài đất mọc hoang dại khắp nơi, ven đường đi loài cây này mọc rất nhiều. Là dạng cây thân thảo, mọc sát đất, có hoa màu vàng khá đẹp nên một số nơi như: Trường học, công viên, cơ quan công sở còn trồng để làm cảnh.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm: Lá, thân cây và rễ.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thường thu hái quanh năm và thường dùng dưới dạng tươi tốt hơn khô. Nhưng nếu không có điều kiện dùng cây tươi ta có thể phơi khô bảo quản dùng dần vẫn có tác dụng tương tự.
Thành phần hóa học
Cây sài đất đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ hàng trục năm về trước. Qua nghiên cứu các nhà khoa học tìm thấy trong cây có chứa các hoạt chất chính như: flavonoit, cumarin, tanin, saponin, tinh dầu và rất nhiều muối vô cơ.
Tính vị
Cây sài đất vị đắng nhẹ, hơi mặn, tính mát, không có độc. Vào 2 kinh can và phế.
* Công dụng của cây sài đất
Theo kinh nghiệm dân gian cây sài đất thường dùng để điều trị một số bệnh sau:
Điều trị viêm, sưng tấy ngoài da (Vết sưng đau chưa mưng mủ)
Điều trị viêm abidan, viêm phế quản, ho gà, ho ra máu
Điều trị viêm vú
Điều trị rôm sẩy
Điều trị viêm gan
Điều trị viêm bàng quang
Cách dùng, liều dùng
Điều trị viêm, sưng đau ngoài da, viêm vú, rôm sảy, mụn nhọt: Dùng cây tươi giã nát đắp lên chỗ bị viêm, sưng. Làm mỗi ngày 2 lần liên tục trong 3 ngày sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra có thể dùng lá cây đun nước uống với liều dùng 10-15g/ngày.
Điều trị viêm phổi, viêm abidan, ho gà…: Dùng 20 – 25 cây khô đun với 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát uống trong ngày.
Điều trị viêm gan: Cây sài đất khô 10g, kim ngân hoa 5g, nhân trần 10g đun nước uống hàng ngày.
Viêm bàng quang: Cây sài đất khhoo 20g đun nước uống hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Có một vài loài cây có hình dáng gần giống, dễ bị nhầm lẫn khi thu hái sử dụng bởi vậy các bạn cần quan sát kỹ hình ảnh cây sài đất chuẩn mà chúng tôi đã mô tả kèm hình ảnh ở trên.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét