Cây sắn dây còn được gọi là cát căn, cam cát căn, củ lán dây, phấn cát….
Cát căn: Cát = sắn, căn = rễ => Ý chỉ đây là rễ của cây sắn dây.
Tên khoa học
Pueraria thomsoni Benth. Thuộc họ cánh bướm
Khu vực phân bố
Cây thuốc này thường mọc hoang khắp các sườn núi, các nông trang, bờ dào. Ngoài ra cây sắn dây còn được nhiều gia đình trồng để lấy củ làm bột sắn dây.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, thân và rễ cây đều có thể dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Có 2 cách chế biến là phơi khô và bảo chế dạng tinh bột.
Phơi khô: Củ sắn dây đào về đem rửa sạch đất cát, cạo, bóc lớp vỏ bên ngoài sau đó đem thái miếng mỏng phơi khô.
Chế tinh bột: Củ tươi rửa sạch, giã nát hoặc nạo nát rồi lọc lấy tinh bột (bỏ bã) đem tinh bột phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong lá có: adenin, asparagin, một vài axit amin.
Trong củ có: Tinh bột, lượng lớn axit amin, saponosid, flavonosid.
Tính vị
Cây sắn dây có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh tỳ và vị.
* Công dụng của cây sắn dây
Theo kinh nghiệm dân gian cây sắn dây có một số công dụng sau:
Điều trị sốt, giải cảm ở trẻ nhỏ
Bột sắn dây có tác dụng mát, bồi bổ cơ thể
Tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể
Lá sắn dây điều trị rắn cắn
Hoa sắn dây tác dụng giảm say rượu
Ngoài sắn dây ta còn có 1 loài gọi là sắn dây rừng cũng có cùng chung 1 tác dụng.
Đối tượng sử dụng
Dùng cho mọi đối tượng, đặc biệt những người có thể trạng nóng
Người nóng trong
Người bị nóng, rát hậu môn, kiết lỵ
Người mới ốm dậy
Cách dùng, liều dùng
Điều trị sốt ở trẻ nhỏ: Củ sắn dây khô (cát căn) 20g đun với 200ml nước, đun cạn còn 100ml cho trẻ uống trong ngày.
Vị thuốc giải nhiệt, làm mát cơ thể: Bột sắn dây 10g, thêm vào 1 bát nước sạch, 1 thìa đường khấy đều tới khi bột tan hết. Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy cho tới khi sôi (Khi nào thấy bột sắn dây có màu trong vắt là dùng được).
Điều trị rắn cắn: Lá sắn dây tươi nhai nát đắp vào vết rắn cắn (Theo tài liệu Y học thực hành)
Vị thuốc giải rượu: Theo kinh nghiệm khi say nên lấy hoa sắn dây tươi 20g (Hoặc hoa khô 10g), rửa sạch hãm với nước sôi, để bớt nóng uống ngay sau khi say rượu sẽ có tác dụng giải rượu cực kỳ hiệu quả.
Cát căn: Cát = sắn, căn = rễ => Ý chỉ đây là rễ của cây sắn dây.
Tên khoa học
Pueraria thomsoni Benth. Thuộc họ cánh bướm
Khu vực phân bố
Cây thuốc này thường mọc hoang khắp các sườn núi, các nông trang, bờ dào. Ngoài ra cây sắn dây còn được nhiều gia đình trồng để lấy củ làm bột sắn dây.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá, thân và rễ cây đều có thể dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Có 2 cách chế biến là phơi khô và bảo chế dạng tinh bột.
Phơi khô: Củ sắn dây đào về đem rửa sạch đất cát, cạo, bóc lớp vỏ bên ngoài sau đó đem thái miếng mỏng phơi khô.
Chế tinh bột: Củ tươi rửa sạch, giã nát hoặc nạo nát rồi lọc lấy tinh bột (bỏ bã) đem tinh bột phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong lá có: adenin, asparagin, một vài axit amin.
Trong củ có: Tinh bột, lượng lớn axit amin, saponosid, flavonosid.
Tính vị
Cây sắn dây có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh tỳ và vị.
* Công dụng của cây sắn dây
Theo kinh nghiệm dân gian cây sắn dây có một số công dụng sau:
Điều trị sốt, giải cảm ở trẻ nhỏ
Bột sắn dây có tác dụng mát, bồi bổ cơ thể
Tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể
Lá sắn dây điều trị rắn cắn
Hoa sắn dây tác dụng giảm say rượu
Ngoài sắn dây ta còn có 1 loài gọi là sắn dây rừng cũng có cùng chung 1 tác dụng.
Đối tượng sử dụng
Dùng cho mọi đối tượng, đặc biệt những người có thể trạng nóng
Người nóng trong
Người bị nóng, rát hậu môn, kiết lỵ
Người mới ốm dậy
Cách dùng, liều dùng
Điều trị sốt ở trẻ nhỏ: Củ sắn dây khô (cát căn) 20g đun với 200ml nước, đun cạn còn 100ml cho trẻ uống trong ngày.
Vị thuốc giải nhiệt, làm mát cơ thể: Bột sắn dây 10g, thêm vào 1 bát nước sạch, 1 thìa đường khấy đều tới khi bột tan hết. Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy cho tới khi sôi (Khi nào thấy bột sắn dây có màu trong vắt là dùng được).
Điều trị rắn cắn: Lá sắn dây tươi nhai nát đắp vào vết rắn cắn (Theo tài liệu Y học thực hành)
Vị thuốc giải rượu: Theo kinh nghiệm khi say nên lấy hoa sắn dây tươi 20g (Hoặc hoa khô 10g), rửa sạch hãm với nước sôi, để bớt nóng uống ngay sau khi say rượu sẽ có tác dụng giải rượu cực kỳ hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét