Cây xương sông còn có tên gọi là hoạt lộc thảo. Không chỉ là một cây thuốc, xương sông còn là một loại rau, thường được dùng trong các món ăn như món tiết trâu hầm, món lòng lợn…..
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Blumea myriocephala DC. Thuộc họ cúc.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Blumea myriocephala DC. Thuộc họ cúc.
Khu vực phân bố
Cây mọc rất nhiều ở miền Bắc, tại nhiều gia đình vẫn còn trồng vị thuốc này để vừa làm thuốc, vừa làm gia vị. Nhiều nơi dùng lá xương sông để ăn gỏi.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây là lá, do sự phổ biến nên thường dùng lá tươi làm thuốc, ta cũng có thể dùng khô dưới dạng phơi khô ở trời nắng nhẹ.
Thành phần hóa học
Theo Đỗ Tất Lợi cây xương sông Việt Nam có chứa 0,24% tinh dầu (Trong tinh dầu này có chứa methylthymol; p. cymen, limonen).
Tính vị
Theo dân gian cây xương sông vị đắng cay, tính ấm.
*Công dụng của cây xương sông
Lá xương sông có vị cay, giúp khử mùi tanh nên cây thường được dùng làm rau để ăn gỏi cá. Ngoài ra cây còn có những tác dụng sau:
Nhiều nơi dùng làm thuốc điều trị cảm sốt
Tác dụng điều trị ho
Tác dụng tiêu hơi, điều trị đầy bụng
Tác dụng điều trị thấp khớp, đau nhức xương
Cách dùng, liều dùng
Dùng hàng ngày: Lá khô: 30g/ngày hoặc (60g lá tươi) đun với 1 lít nước uống trong ngày.
Điều trị bệnh thấp khớp: Dùng lá tươi rang nóng (Hoặc hấp nóng) gói 3-4 lớp khăn vải chườm vào vị trí bị đau nhức hoặc đặt lên giường cho bệnh nhân nằm lên sẽ có tác dụng rất tốt.
Điều trị ho: Lá xương sông 10g, củ mạch môn 10g, lá húng tranh 10g đem hấp mật ong đem ngậm hàng ngày. Dùng liên tục cách trên khoảng 2-3 ngày là có hiệu quả. (Cách này có thể áp dụng để điều trị ho cho trẻ nhỏ)
Món ăn từ lá xương sông (Chả cuốn lá xương sông)
Thịt nạc băm nhỏ, thêm hành, mắm muối rồi lấy lá xương sông cuốn, chiên giòn. Chả có mùi vị rất thơm ngon quyến rũ.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét