Còn gọi là Cây Chay
Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev.
Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Mô tả cây:
Cây to cao 10-15m, thân nhẵn, cành non có tông màu hung nâu, cành già màu xám. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên các đường gân. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Quả chín có màu vàng mềm, có lông nhung, cơm quả màu đỏ, ăn được.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi đặc biệt ở miền núi Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa để lấy quà, vỏ rễ màu đỏ dùng để nhai với trầu không.
Làm thuốc người ta thu hái lá và rễ gần như quanh năm. Phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.
Công dụng và liều dùng:
Võ rễ nhai như nhai trầu có tác dụng làm chắc răng.
Lá và rễ sắc uống có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị khác như thiên niên kiện, thổ phục linh.
Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev.
Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Mô tả cây:
Cây to cao 10-15m, thân nhẵn, cành non có tông màu hung nâu, cành già màu xám. Lá mọc so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên các đường gân. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Quả chín có màu vàng mềm, có lông nhung, cơm quả màu đỏ, ăn được.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi đặc biệt ở miền núi Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa để lấy quà, vỏ rễ màu đỏ dùng để nhai với trầu không.
Làm thuốc người ta thu hái lá và rễ gần như quanh năm. Phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.
Công dụng và liều dùng:
Võ rễ nhai như nhai trầu có tác dụng làm chắc răng.
Lá và rễ sắc uống có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị khác như thiên niên kiện, thổ phục linh.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét