Chuyển đến nội dung chính

Chè dây

Giới thiệu về Cây chè dây
Chè dây thuộc họ nho, mọc hoang ở trong rừng ( Khắp các vùng đồi núi Tây Bắc như: Cao Bằng, Hòa Bình, Điện Biên, Lào Cai…). Dân gian thường hái toàn thân cả lá vào lúc cây chưa có hoa quả, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua rồi hãm với nước sôi như pha trà uống thay nước hàng ngày để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật, đặc biệt là dùng làm thuốc điều trị đau dạ dày.

Tên khoa học
Cây chè dây còn được gọi là Bạch liễm, cây thuộc họ Nho

Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis

Nguồn gốc chè dây :
Chè dây được đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc khám phá và sử dụng đầu tiên. Nhờ các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, xác định trà dây từ cây thuốc mọc hoang, chưa có tên trong danh mục cây thuốc Việt Nam trở thành một vị thuốc quý được nhiều người sử dụng.
Thành phần hoá học:
Trong cây chè dây có nhà khoa học Việt nam tìm thấy 2 hoạt chất quý Flavonoid, tanin đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm viêm niêm mạc dạ dày và đặc biệt là tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn (HP) Helicobarter Pylori.


Tính vị
Trà dây có mùi thơm nhẹ, tính bình (Chứ không có tính hàn hay thấp nhiệt như các loại chè khác) do vậy có thể dùng trà dây lâu dài thay cho chè hàng ngày.

Tác dụng của Chè Dây :
Tác dụng dược lý: Theo kinh nghiệm dân gian của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, chè dây có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm giải độc, đặc biệt là chè dây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, viêm hang vị dạ dày rất tốt. Thừa kế các kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và kết luận chè dây có các tác dụng chính như sau:

điều trị ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị.
Giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori (khuẩn HP), giảm viêm dạ dày, hành tá tràng.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Tác dụng điều trị viêm hang vị dạ dày
Tác dụng giải độc trong cơ thể
Tác dụng an thần, điều trị mất ngủ
Tác dụng ổn định huyết áp, điều trị huyết áp cao.
Tác dụng thanh thử nhiệt, tiêu viêm, giải độc (thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp…)
Đối tượng sử dụng chè dây :
Bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Người bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP
Người làm việc trí óc nhiều, dẫn đến căng thẳng đầu óc sử dụng chè dây rất tốt
Người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ .
Người thường xuyên bị đầy hơi, ợ chua
Người bị viêm họng cấp, viêm abidan cấp, viêm thận cấp
Người bị  mụn nhọt, viêm răng lợi
Người bình thường vẫn có thể sử dụng chè dây uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật

Hiệu quả điều trị bệnh dạ dày của trà dây :
Qua thực tế sử dụng của nhiều bệnh nhân cho thấy:

Chỉ sau từ 8 đến 9 ngày uống chè dây, có đến hơn 90% bệnh nhân đau dạ dày, hết đau, thèm ăn, có cảm giác ngon miệng và người dễ chịu .
Sau 2 tháng dùng trà dây, có tới 55% bệnh nhân đau dạ dày hết viêm và liền sẹo. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc viêm dạ dày.

Cách dùng chè dây :
Ngày dùng 60-70 gam pha như chè làm nước giải khát uống hàng ngày.
Lưu ý : Nước chè dây không giống như nước chè xanh, mà nước trà dây có màu cánh gián, có vị ngọt, rất dễ uống.
Kinh nghiệm chọn mua trà dây
Nhiều người nhầm tưởng: Màu trắng ở chè dây là do bị mốc, nhưng không phải, đây là phấn của cây chè dây, khi phơi khô trà dây đã tạo nên màu trắng này.
Chè dây ngon là loại chè có nhiều phấn trắng, chè có mùi thơm nhẹ, nếu có mùi mốc hoặc không có mùi thơm đó là loại chè chất lượng kém.
Tác dụng phụ :
Đến nay qua các nghiên cứu của các nhà khoa học và qua thực tiễn: Chè dây không có tác dụng phụ, độc giả có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng chè dây làm đồ uống để sử dụng hàng ngày .
Nguồn:Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú...

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc...

Cây ba đậu

Cây ba đậu còn có tên gọi khác là cây mắc vát, cây bã đậu, lão dương tử, mãnh tử nhân, cây đết, cây phổn (tiếng Mường – Hoà Bình). Đây là loại cây có độc (Chất độc bảng A) nguy hiểm chết người. Chất độc từ hạt ba đậu được cho là còn mạnh hơn cả chất độc lá ngón, được dân gian khuyến cáo không nên dùng. Các bạn cần hết sức lưu ý. Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu Khu vực phân bố Cây ba đậu mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta. Hiện nay loài cây này thường mọc nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung. Bộ phận dùng Hạt ba đậu. Cách chế biến và thu hái Lá ba đậu hái quanh năm, quả há vào tháng 8,9 hàng năm (Khi quả đã già) đập quả lấy nhân để sử dụng. Khi dùng hạt ba đậu làm thuốc, phải ép hết tinh dầu bởi tinh dầu ba đậu chứa độc. (Khuyến cáo không dùng vhạt ba đậu làm thuốc) Thành phần hóa học Hạt ba đậu chứa nhiều tinh dầu, trong đó có một chất anbumoza rất độc gọi là crotin (tinh dầu ba đậu cực độc, đ...