Còn gọi là tạc tương thảo, toan tương thảo, toan vị thảo, toan vị vị, chua me ba chìa, tam diệp toan.
Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalisrepens Thunb, Oxalis javanica Blume).
Thuộc họ me đất Oxalidaceae.
Mô tả cây:
Tại vùng khí hậu mát như Sapa còn gặp một loại chua me núi – sơn tạc tượng thảo (Oxalis acetosella L.) cùng họ. Đây cũng là một loại cỏ không có thân, lá kép gồm 2 lá chét, hoa trắng hay hồng.
Lá cũng có vị chua vì chứa nhiều oxalate axit kali. Nhân dân châu Âu dùng cây này với chất màu để nhuộm cho ăn màu, giặt quần áo bị gỉ sắt. Lá và toàn cây cũng được coi như một vị giải khát, chữa sốt, chữa bệnh scobut, điều kinh. Dùng với liều 30-60g cây hay lá tươi trong một ngày, vò lấy nước hay sao khô sắc uống.
Tên khoa học Oxalis corniculata L. (Oxalisrepens Thunb, Oxalis javanica Blume).
Thuộc họ me đất Oxalidaceae.
Mô tả cây:
Chua me đất hoa vàng là một loại cỏ mọc lan bò trên mặt đấy, thân đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài, gầy, hơi có lông, gồm 3 lá chét gần như nhẵn, mềm, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng, cuống hoa gầy dài chừng 1-2cm. Đài 5, tràng 5 mày vàng, nhị 10, dài ngắn khác nhau, xếp thành hai vòng, bầy 5 ô, 5 vòi. Quả nang, dài gấp 5-6 lần chiều cao của đài còn tồn tại, mở bằng 5 van. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc thành hàng rất đều. Mùa hoa: các tháng 5-7.
Phân bổ, thu hái và chế biến:
Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Rất hay gặp ở những bãi cỏ hoang. Còn thấy mọc hoang ở châu Âu, các nước khác thuộc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Philipinnes).
Người ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá: thường dùng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái tốt nhất vào tháng 6-7.
Phân bổ, thu hái và chế biến:
Mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Rất hay gặp ở những bãi cỏ hoang. Còn thấy mọc hoang ở châu Âu, các nước khác thuộc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Philipinnes).
Người ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá: thường dùng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái tốt nhất vào tháng 6-7.
Công dụng và liều dùng:
Tính chất của chua me theo đông y: Chua (toan), lạnh (hàn), không độc. Dùng làm thuốc giải nhiệt, khát nước, chữa xích bạch đới, sát trùng. Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipin nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa viêm niệu đạo. Dùng lá đánh đồ đồng sẽ bóng sáng do chất axit oxalic.
Ngày dùng 30-50g cây hoặc lá tươi, nếu dùng khô chỉ cần 5-10g, dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài (nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước) để rửa các vết loét. Những người có sỏi trong bọng đái không nên dùng vì oxalat độc với liều 20-30g.
Chú thích:
Ngày dùng 30-50g cây hoặc lá tươi, nếu dùng khô chỉ cần 5-10g, dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài (nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước) để rửa các vết loét. Những người có sỏi trong bọng đái không nên dùng vì oxalat độc với liều 20-30g.
Chú thích:
Ngoài cây me hoa vàng kể trên, ở nhiều nơi trong nước ta còn thấy mọc hoang loại chua me đất hoa đỏ (Oxalic deppei Sw). Còn gọi là rau bợ là một cỏ thân ngầm. Bẹ lá phồng lên, chứa nhiều tinh bột, làm cho thân trông có vẻ như một hành. Lá kép có cuống dài, cấu tạo bởi 3 lá chét hình tim ngược. Hoa mọc thành chùm và có 5 lá dài, 5 cánh hoa màu hồng, 10 nhị xếp thành 2 vành, vành ngoài đối diện với các cành hoa , vành trong đối diện với các lá đài. Bầu 5 ô, hợp thành bầu thượng, 5 vòi rời nhau. Quả một nang mở bằng 5 van. Cây này cũng thường mọc dại ở các bãi cỏ. Lá có vị chua (axit oxalic và oxalat axit kali) và được nhân dân luộc ăn với rau muống. Ít dùng làm thuốc.
Tại vùng khí hậu mát như Sapa còn gặp một loại chua me núi – sơn tạc tượng thảo (Oxalis acetosella L.) cùng họ. Đây cũng là một loại cỏ không có thân, lá kép gồm 2 lá chét, hoa trắng hay hồng.
Lá cũng có vị chua vì chứa nhiều oxalate axit kali. Nhân dân châu Âu dùng cây này với chất màu để nhuộm cho ăn màu, giặt quần áo bị gỉ sắt. Lá và toàn cây cũng được coi như một vị giải khát, chữa sốt, chữa bệnh scobut, điều kinh. Dùng với liều 30-60g cây hay lá tươi trong một ngày, vò lấy nước hay sao khô sắc uống.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét