Tên khác
Cây còn có tên là cây ngưu tất, hoài ngưu tất
Tên khoa học
Achyranthes hidentata Blume
Khu vực phân bố
Cỏ xước là một cây thuốc Nam mọc hoang khắp nơi, từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng thấy có. Thường thấy ở ven đường, bờ sông, bãi cỏ, bờ bụi, quanh vườn nhà, …
Bộ phận dùng
Toàn cây, đặc biệt là thân và rễ được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, chặt ngắn, phơi khô, khi sử dụng thì sao vàng hạ thổ.
Thành phần hóa học
Trong rễ có chứa chất saponin, khi thuỷ phân sẽ cho axit oleanic C30H48O3 và galactoza, rhamnoza, glucoza. Ngoài ra còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
* Công dụng
Là một cây thuốc rất tốt cho xương khớp, nên cỏ xước thường được sử dụng cho những trường hợp sau:
Điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị đau nhức xương khớp
Tác dụng tốt cho bệnh nhân sỏi mật, sỏi thận
Điều trị chứng tiểu đau, tiểu buốt, đái đục, viêm bàng quang
Tác dụng điều trị bệnh phù thũng, viêm thận
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi mật
Bệnh nhân viêm bàng quang
Người bị phù thũng, vàng da
Cách dùng, liều dùng
Dùng làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp
Dùng độc vị cỏ xước, 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày
Dùng kết hợp: Rễ cỏ xước 20g, dây đau xương 20g, rễ sim (sao) 20g, cẩu tích 16g, thổ phục linh 20g; sắc nước uống trong ngày.
Dùng làm thuốc cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm: Cây cỏ xước 20g, dền gai 20g, tầm gửi 20g, lá lốt 20g, cây cỏ ngươi 20g, cây chìa vôi 30g sắc nước uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang có thai kiêng dùng.
Cây còn có tên là cây ngưu tất, hoài ngưu tất
Tên khoa học
Achyranthes hidentata Blume
Khu vực phân bố
Cỏ xước là một cây thuốc Nam mọc hoang khắp nơi, từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng thấy có. Thường thấy ở ven đường, bờ sông, bãi cỏ, bờ bụi, quanh vườn nhà, …
Bộ phận dùng
Toàn cây, đặc biệt là thân và rễ được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, chặt ngắn, phơi khô, khi sử dụng thì sao vàng hạ thổ.
Thành phần hóa học
Trong rễ có chứa chất saponin, khi thuỷ phân sẽ cho axit oleanic C30H48O3 và galactoza, rhamnoza, glucoza. Ngoài ra còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
* Công dụng
Là một cây thuốc rất tốt cho xương khớp, nên cỏ xước thường được sử dụng cho những trường hợp sau:
Điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị đau nhức xương khớp
Tác dụng tốt cho bệnh nhân sỏi mật, sỏi thận
Điều trị chứng tiểu đau, tiểu buốt, đái đục, viêm bàng quang
Tác dụng điều trị bệnh phù thũng, viêm thận
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi mật
Bệnh nhân viêm bàng quang
Người bị phù thũng, vàng da
Cách dùng, liều dùng
Dùng làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp
Dùng độc vị cỏ xước, 15-20g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày
Dùng kết hợp: Rễ cỏ xước 20g, dây đau xương 20g, rễ sim (sao) 20g, cẩu tích 16g, thổ phục linh 20g; sắc nước uống trong ngày.
Dùng làm thuốc cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm: Cây cỏ xước 20g, dền gai 20g, tầm gửi 20g, lá lốt 20g, cây cỏ ngươi 20g, cây chìa vôi 30g sắc nước uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang có thai kiêng dùng.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét