Còn có tên là rau lú bú, lai phục tử, la bậc tử
Tên khoa học Raphanus sativus L.
Thuộc họ Cải Brassicaceae.
Mô tả:
Cây cải củ là cây mọc một năm hay hai năm. Rễ củ phình to. Hoa màu trắng hay hơi tím hồng. Quả là một giác. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 7. Mùa quả từ tháng 6 đến tháng 7. Cây nàu được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy rễ củ ăn, lá để làm dưa, hạt làm thuốc, từ trước đến nay ta ít thu hoạch để làm thuốc.
Phân bổ, thu hái và chế biến
Củ cải trắng 45 ngày cây sinh trưởng mạnh, gieo trồng được quanh năm.Củ chắc,chất lượng ngon,chiều dài củ 20-25cm, đường kính củ 3-4.5cm.Sau khi gieo trồng được 45 ngày thì thu hoạch củ.
Đến mùa quả chín, hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ hết vỏ và tạp chất, phơi khô. Khi dùng sao cho hơi vàng có mùi thơm.
Công dụng, liều dùng:
Trị lao phổi ho ra máu: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần
Đại tiện ra máu: Dân gian cũng thường dùng củ cải để chữa bệnh đại tiện ra máu. Bằng cách lấy củ cải sống (khoảng 200g) giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày, bạn sẽ thấy có hiệu quả bất ngờ
Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi
Chữa đái tháo đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh)
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét