Cây củ cốt khí còn có tên gọi khác là hoạt huyết đan, hổ trượng căn, ban trượng căn, tử kim long, điền thất (miền Nam).
Tên khoa học
Reynoutria japonica Houtt. Thuộc họ rau răm.
Tên khoa học
Reynoutria japonica Houtt. Thuộc họ rau răm.
Khu vực phân bố
Cây cốt khí thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Ở nước ta loài cây này mọc nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Hiện nay loài cây này đã được một số nơi di thực về trồng tại đồng bằng làm thuốc, qua thử nghiệm nhận thấy cây phát triển tốt.
Mô tả
Xem hình ảnh cây cốt khí phía trên.
Bộ phận dùng
Củ là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái vào tháng 8-9 hàng năm.
Chế biến: Củ đào về đem cắt các rễ nhỏ, rửa sạch, thái mỏng phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Rễ có chứa emodin monometyl ete, antraglucozit, polygonin, tanin.
Tính vị
Cây có vị đắng và hơi chua, tính mát, vào 2 kinh tâm (tim), can (gan).
* Công dụng của củ cốt khí
Theo y học cổ truyền củ cốt khí có công dụng:
Điều trị bệnh tê thấp, đau nhức xương khớp
Điều trị chấn thương, tụ máu, bầm tím chân tay
Điều trị viêm gan cấp
Điều trị chứng tắc kinh, phụ nữ sau sinh bị huyết ứ
Cách dùng, liều dùng
Điều trị phong tê thấp, đau xương khớp: Củ cốt khí 15g, cây bìm bìm 10g, cây gối hạc 15g, mộc thông 10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Ngoài cách sắc uống còn có thể dùng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự.
Điều trị trấn thương, tụ máu: Củ cốt khí 15g, huyết giác 15g đun nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng huyết giác 100g, củ cốt khí 100g ngâm rượu để uống và xoa bóp.
Điều trị bệnh viêm gan cấp: Củ cốt khí 20g, cây nhân trần khô 20g đun với 4 bát nước, đun cạn còn 2 bát uống trong ngày.
Điều trị tắc kinh, ứ huyết sau sinh: Củ cốt khí khô 15g, cây cỏ máu 15g sắc uống trong ngày.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét