Cây gai còn có tên khác là trư ma, cây dệt vải, cây lấy sợi. Từ lâu cây gai đã được sử dụng để lấy sợi dệt vải, làm bánh gai.
Ngoài ra củ của cây gai (Củ gai) là một vị thuốc nổi tiếng có tác dụng dưỡng thai, an thai, điều trị động thai rất tốt.
Theo các tài liệu cổ củ gai được coi là một trong những vị thuốc có tác dụng an thai tốt nhất. Được dân gian lưu truyền là một trong những bí kíp dưỡng thai của người xưa.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Boehmeria nivea
Khu vực phân bố
Cây gai được trồng rất nhiều ở nước ta, loài cây này được trồng chủ yếu lấy sợi và lấy lá dùng trong thêu dệt thời xưa. Ngày nay ít ai còn trồng gai lấy sợi mà chủ yếu trồng lấy củ để làm dược liệu.
Hiện nay vẫn còn nhiều địa phương dùng lá gai làm bánh (Bánh gai là một đặc sản nổi tiếng ở Nam Định, Thái Bình)
Ngoài ra củ của cây gai (Củ gai) là một vị thuốc nổi tiếng có tác dụng dưỡng thai, an thai, điều trị động thai rất tốt.
Theo các tài liệu cổ củ gai được coi là một trong những vị thuốc có tác dụng an thai tốt nhất. Được dân gian lưu truyền là một trong những bí kíp dưỡng thai của người xưa.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Boehmeria nivea
Khu vực phân bố
Cây gai được trồng rất nhiều ở nước ta, loài cây này được trồng chủ yếu lấy sợi và lấy lá dùng trong thêu dệt thời xưa. Ngày nay ít ai còn trồng gai lấy sợi mà chủ yếu trồng lấy củ để làm dược liệu.
Hiện nay vẫn còn nhiều địa phương dùng lá gai làm bánh (Bánh gai là một đặc sản nổi tiếng ở Nam Định, Thái Bình)
Bộ phận dùng
Cây gai rất dễ sống, là loài cây sống lâu năm cao từ 1-1,5m, cây có củ, được thu hái quanh năm nhưng nếu đào được củ gai vào mùa thu sẽ có dược tính cao nhất.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây là củ. Củ đào về đem rửa sạch, thái miếng mỏng phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong củ gai có chứa tanin có tên axit clorogenic. Axit clorogenic là hoạt chất tạo nên hiệu quả an thai của củ gai. Theo các nghiên cứu axit clorogenic ít độc, có tác dụng diệt nấm vào ngăn ngừa sự sâm nhập của vi trùng, giúp thông tiểu, tăng cường bài tiết dịch mật.*Công dụng của củ gai
Theo y học cổ truyền củ gai có vị ngọt, hàn, không độc. Cây có một số tác dụng chính sau:
Tác dụng giúp an thai
Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng cầm máu, bổ huyết
Tác dụng lợi mật
Đối tượng sử dụng
Dùng cho phụ nữ mang thai bị động thai, biểu hiện: (Đau bụng, ra dịch màu nâu)
Bệnh nhân mắc chứng xa dạ con
Người bị viêm tử cung
Người bị tiểu rắt, tiểu đục, tiểu ra máu
Người mắc chứng lòi dom
Cách dùng, liều dùng
1. Dùng làm thuốc an thai:
Lấy 100g củ tươi hoặc (50g củ khô) đun với 1 lít nước, đun cạn còn 350ml chia 2 lần uống trong ngày. Làm liên tục 3-4 lần là có hiệu quả.
Lưu ý: Theo kinh nghiệm dân gian: Không nên dùng củ gai kéo dài, mà chỉ nên duy trì uống hết khoảng 1kg khô hoặc 2kg tươi là vừa đủ. Khi thấy hết các biểu hiện như chảy dịch nâu là có thể ngưng sử dụng.
2. Dùng làm thuốc lợi tiểu, điều trị lòi dom, xa dạ con
Liều dùng: Lấy 30g củ khô, cây cối xay 10g đun nước uống hàng ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng:
Không phải cứ mang bầu là dùng củ gai. Củ gai chỉ được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai khi có biểu hiện bị động thai, nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường bạn không nên sử dụng.
Không nên dùng kéo dài mà chỉ dùng 1 thời gian ngắn.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét