Củ khoai nưa còn có tên gọi khác là củ nưa, khoai na, cây chột nưa….
Tên khoa học
Amorphophallus rivieri Dur. Thuộc họ ráy.
Khu vực phân bố
Cây khoai nưa mọc hoang hóa khắp các tỉnh miền núi nước ta, chúng chịu hạn rất tốt nên thường mọc ở những nơi khô dáo, dưới các tán cây rừng. Hiện nay loài cây này phân bố, mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung như: Hòa Bình, Điện Biên, Yên Bán, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế…..
Là một loại thực phẩm được dùng nhiều ở miền Trung, hiện nay loài cây này được trồng rất nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Tên khoa học
Amorphophallus rivieri Dur. Thuộc họ ráy.
Khu vực phân bố
Cây khoai nưa mọc hoang hóa khắp các tỉnh miền núi nước ta, chúng chịu hạn rất tốt nên thường mọc ở những nơi khô dáo, dưới các tán cây rừng. Hiện nay loài cây này phân bố, mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung như: Hòa Bình, Điện Biên, Yên Bán, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế…..
Là một loại thực phẩm được dùng nhiều ở miền Trung, hiện nay loài cây này được trồng rất nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Bộ phận dùng
Củ khoai nưa chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Do cây thuộc họ ráy nên rất ngứa. Để chế biến người ta đem ngâm với nước vo gạo, vôi và phèn chua, sau đó đem thái mỏng phơi khô làm thuốc. Cũng có khi dùng củ tươi.
Miền Bắc ít dùng loại củ này nhưng miền Trung củ nưa hay (Chột nưa) lại được dùng rất phổ biến. Có rất nhiều món ăn, bài thuốc được chế biến từ chột nưa và nó đã tạo nên nét ẩm thực riêng của miền Trung.
Thành phần hóa học
Trong củ khoai nưa người ta tìm thấy mội loại tinh bột riêng là konjac-man nan. Ngoài ra còn có một số hợp chất khác.Tính vị
Củ nưa có vị ngứa, tính bình. Vào kim tâm.
* Công dụng của củ khoai nưa
Theo kinh nghiệm dân gian của khoai nưa có một số công dụng chính như sau:
Điều trị chứng liệt nửa người
Tăng cường tiêu hóa
Điều trị rắn độc cắn
Điều trị mụn nhọt, đinh độc
Cách dùng, liều dùng
Điều trị liệt nửa người: Củ nưa tươi 10g (Ngâm vôi và nước vo gạo để xử lý), phụ tử khô 1g, ô đầu khô 1g. Đun với 600ml nước, đun cạn còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn 15 phút. (Lưu ý: Thuốc có vị ngứa và hơi độc nên cần đun kỹ và theo dõi trong quá trình sử dụng).
Tăng cường tiêu hóa: Củ nưa tươi (Đã xử lý) nấu canh ăn hàng ngày.
Điều trị rắn độc cắn, mụn nhọt: Lấy củ tươi giã nát đắp vào vết rắn cắn, mụn nhọt.
Lưu ý khi sử dụng
Cần xử lý bằng nước vo gạo, vôi trước khi dùng.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét