Cây ráy còn có tên gọi củ ráy, dáy dại, dã vu…
Tên khoa học
Alocasia odora (Roxb). Thuộc họ ráy
Khu vực phân bố
Cây ráy mọc hoang ở khắp các vùng miền, hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, đặc biệt ở các vùng đất ẩm: Ven suối, ven ao hồ.
Tên khoa học
Alocasia odora (Roxb). Thuộc họ ráy
Khu vực phân bố
Cây ráy mọc hoang ở khắp các vùng miền, hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, đặc biệt ở các vùng đất ẩm: Ven suối, ven ao hồ.
Bộ phận dùng
Củ ráy là bộ phận được dân gian sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Người dân thu hái củ ráy quanh năm, thường chọn những cây lâu năm (Thường từ 2 năm trở lên) lấy củ lam thuốc.
Củ đào về đem rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cạo sạch vỏ, thái mỏng phơi khô (Có khi dùng ở dạng tươi).
Lưu ý: Khi sơ chế phải đeo găng tay để tránh bị ngứa.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu mới đây tìm thấy trong củ ráy có chứa các hoạt chất: Saponin, Flavonoit, Ancaloit, Cumarin, Xianua, Glycozit tim, đường….
Tính vị
Củ ráy có vị nhạt, tính hàn (Có độc gây ngứa). Vào 2 kinh tâm và can.
* Công dụng của củ ráy
Theo kinh nghiệm dân gian củ ráy có một số công dụng chính sau:
Điều trị mụn nhọt
Điều trị bệnh ghẻ
Giải ngứa lá han
Cách dùng, liều dùng
Đi rừng bị ngứa lá han: Lấy củ ráy cắt đôi, xát vào nơi bị ngứa.
Điều trị mụn nhọt, ghẻ: Dung bột nghệ vàng, sáp ong, củ ráy, nhựa thông, dầu vừng nấu nhuyễn. Dùng hỗn hợp này phết lên giấy rồi dán vào nơi có mụn nhọt, ghẻ.
Lưu ý khi sử dụng
Củ ráy, lá ráy gây ngứa rất khó chịu nên cần lưu ý khi chế biến, sử dụng.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét