Chuyển đến nội dung chính

Cách dùng dây thìa canh làm thuốc

Có thể nói, dây thìa canh là cây thuốc nam điều trị tiểu đường tốt nhất đến thời điểm hiện tại. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay chưa có cây thuốc nào vượt qua cây dây thìa canh về tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết.


Song không phải cứ ta cứ mua cây dây thìa canh về uống là có hiệu quả, mà phải biết liều lượng sử dụng và cách dùng thế nào thì việc điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao. Sau đây Caythuoc.org giới thiệu cùng quý độc giả cách dùng cây dây thìa canh như sau:


Cách hãm nước uống
a) Chuẩn bị
Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi (Ngoài bắc gọi là tích và giành tích)
Bình chứa 1 lít nước sôi
50g dây thìa canh khô
b) Cách pha
Lấy 50g (tức nửa lạng) dây thìa canh khô đem rửa sạch
Bỏ dây thìa canh vào bình hãm
Chế khoảng 200ml nước sôi vào bình hãm và đổ bỏ nước đó đi (Để làm sạch dây thìa canh 1 lần nữa)
Chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín, chờ khoảng 30-40 phút là dùng được.
Lượng nước hãm ta chia ra uống sau bữa ăn 30 phút

Lưu ý: Loại bình dùng để hãm phải là bình giữ được nhiệt
*. Ưu điểm: Cách này rất tiện lợi khi sử dụng, nếu công việc quá bạn rộn, không có thời gian đun nấu, bạn có thể áp dụng cách này sẽ đem lại hiệu quả.
*. Nhược điểm: Thời gian chờ đợi khá lâu “khoảng 30 phút”, hơn nữa các hoạt chất trong dây thìa canh vẫn còn đọng lại trong cây mà chưa ngấm ra hết, nên để tránh lãng phí thuốc bạn buộc phải hãm thêm lần nữa.


Cách sắc dây thìa canh

2. Cách sắc uống
a) Chuẩn bị
01 ấm sắc, có thể dùng xoong nhôm hoặc ấmđiện
1.5 lít nước sạch
50g dây thìa canh phơi khô
b) Cách làm
Dây thìa canh đem rửa sạch
Dây thìa canh sau khi rửa cho, ta cho vào xoong, tiến hành chế 1.5 lít nước sạch
Đun đến khi sôi, day trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút là dùng được
Nước sắc dây thìa canh chia ra uống trong ngày, dùng sau bữa ăn 30 phút.
Có thể để nguội rồi bỏ tử lạnh uống mát rất thích.

* . Ưu điểm: Cách này thời gian làm khá nhanh, các hoạt chất trong dây thìa canh hầu như đã ra hết.
*. Nhược điểm: Nếu bận công việc hoặc làm việc ở cơ quan, cách này sẽ rất khó thực hiện
Nguồn: Tổng hợp online

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú...

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc...

Cây ba đậu

Cây ba đậu còn có tên gọi khác là cây mắc vát, cây bã đậu, lão dương tử, mãnh tử nhân, cây đết, cây phổn (tiếng Mường – Hoà Bình). Đây là loại cây có độc (Chất độc bảng A) nguy hiểm chết người. Chất độc từ hạt ba đậu được cho là còn mạnh hơn cả chất độc lá ngón, được dân gian khuyến cáo không nên dùng. Các bạn cần hết sức lưu ý. Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu Khu vực phân bố Cây ba đậu mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta. Hiện nay loài cây này thường mọc nhiều ở các tỉnh: Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung. Bộ phận dùng Hạt ba đậu. Cách chế biến và thu hái Lá ba đậu hái quanh năm, quả há vào tháng 8,9 hàng năm (Khi quả đã già) đập quả lấy nhân để sử dụng. Khi dùng hạt ba đậu làm thuốc, phải ép hết tinh dầu bởi tinh dầu ba đậu chứa độc. (Khuyến cáo không dùng vhạt ba đậu làm thuốc) Thành phần hóa học Hạt ba đậu chứa nhiều tinh dầu, trong đó có một chất anbumoza rất độc gọi là crotin (tinh dầu ba đậu cực độc, đ...