Dế có hai loại dế mèn và dế dũi, y học cổ truyền đều coi 2 loại dế này đều là những vị thuốc rất hay.
Tên khoa học
Gryllidae. Thuộc họ dế
Khu vực phân bố
Những chú dế mèn là một trong những loài động vật phổ biến nhất ở nước ta. Trong các tiểu thuyết nổi tiếng mà chắc trong chúng ta ai cũng biết tới là “Dế mèn phiêu lưu ký” ý nói loài vật này rất thân thuộc với người dân Việt Nam, nó có ở khắp mọi vùng miền. Nếu muốn dùng làm thuốc bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng.
Cách bắt dế, chế biến
Bắt dế: Dế thường được người dân bắt vào những ngày mùa hè. Có rất nhiều cách bắt dế như: Đào dế, soi dế, bẫy dế…. Đặc biệt hiện nay người ta đã tiến hành nhân giống và nuôi thành công loài động vật này, mỗi năm cung cấp hàng trục tấn dế thương phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân và các nhà hàng.
Theo kinh nghiệm, nếu dùng làm thuốc ta nên chọn loại dế đào ngoài tự nhiên sẽ cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với dế nuôi.
Chế biến: Dế cho vào chậu rửa thật sạch, cắt bỏ cánh và chân. Cho lên chảo rang cho tới khi khô thơm vàng thì đem đi tán thành dạng bột, bỏ vào hộp đậy kín để bảo quản dùng dần.
Tên khoa học
Gryllidae. Thuộc họ dế
Khu vực phân bố
Những chú dế mèn là một trong những loài động vật phổ biến nhất ở nước ta. Trong các tiểu thuyết nổi tiếng mà chắc trong chúng ta ai cũng biết tới là “Dế mèn phiêu lưu ký” ý nói loài vật này rất thân thuộc với người dân Việt Nam, nó có ở khắp mọi vùng miền. Nếu muốn dùng làm thuốc bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng.
Cách bắt dế, chế biến
Bắt dế: Dế thường được người dân bắt vào những ngày mùa hè. Có rất nhiều cách bắt dế như: Đào dế, soi dế, bẫy dế…. Đặc biệt hiện nay người ta đã tiến hành nhân giống và nuôi thành công loài động vật này, mỗi năm cung cấp hàng trục tấn dế thương phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân và các nhà hàng.
Theo kinh nghiệm, nếu dùng làm thuốc ta nên chọn loại dế đào ngoài tự nhiên sẽ cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với dế nuôi.
Chế biến: Dế cho vào chậu rửa thật sạch, cắt bỏ cánh và chân. Cho lên chảo rang cho tới khi khô thơm vàng thì đem đi tán thành dạng bột, bỏ vào hộp đậy kín để bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học
Đang cập nhật.
Tính vị
Dế cay, mặn, tính ôn (hơi có độc). Vào 3 kinh bàng quang, đại và tiểu trường.
* Công dụng của dế mèn, dế dũi
Theo y học cổ truyền dế mèn, dế dũi có một số công dụng chính sau:
Lợi tiểu, điều trị bí tiểu, phù thũng
Điều trị sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
Thông đại tiện
Điều trị khó đẻ
Cách dùng, liều dùng
Điều trị bí tiểu, phù thũng: Dế dũi 25 con, dế mèn 25 con (Tất cả bỏ râu, cánh) cho lên chảo sao thơm, cam thảo bắc 25g. Tất cả các vị đem tán thành dạng bột mịn uống hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3-4g. Nếu không tán được thành dạng bột mịn các bạn có thể áp dụng cách sắc nước uống theo tỷ lệ: Dễ dũi 2 con, dế mèn 2 con, cam thảo 3g; tất cả đem sắc với 500ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị sỏi bàng quang: Bột dế 3g (Hoặc 4 con dế đã sao vàng), kim tiền thảo khô 10g, lá mã đề khô 10g, lá dấp cá 10g. Lấy 3 loại cây thuốc nam trên sắc với 1,5 lít nước, đun cạn còn 1 lít nước. Lấy 3g bột dế chia 3 lần để uống với nước thuốc trên.
Thông đại tiện, giúp dễ đẻ: Lấy 3g – 4g bột dế chia 3 lần uống với nước ấm trong ngày.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét