Chuyển đến nội dung chính

Đu đủ

Còn có tên là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc.
Tên khoa học Caria papaya L.
Thuộc họ Đu đủ Papayaceae.
Hình vẽ phác cây và quả đu đủ
 Hình ảnh cây đu đủ (Vườn Chẫu)
Mô tả cây:
Cây đu đủ cao từ 3 đến 7m, thân thẳng, đôi khi có phân nhánh. Vỏ mang rất nhiều sẹo của cuống lá. Lá mọc so le ở ngọn cây, phiến lá to rộng chia làm 6-9 thùy, thùy hình trứng nhọn, mép có răng cưa không không đều, cuống lá rỗng và dài 30-50cm. Hoa trắng nhạt hay xanh nhạt, khác gốc. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành chùy có cuống rất dài. Hoa cái có tràng dài hơn tràng của hoa đực, mọc thành chùy ở kẽ lá. Quả thịt, hình trứng to, dài 20-30cm, đường kính 15-20cm. Thịt quả dày, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam. Trong ruột quả có rất nhiều hạt đen to bằng hạt tiêu, xung quanh có lớp nhầy.

Phân bố, thu hái và chế biến:
Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi, nhưng việc trồng trên quy mô kỹ nghệ chưa được đặt ra.
Trồng bằng hạt: Có thể gieo rồi đánh cây con sang chỗ khác hoặc trồng ngay tại chỗ bằng cách đào lỗ, mỗi lỗ gieo 3-4 hạt. Vấn đề khó trong việc trồng cây đu đủ là phân biệt được cây đực và cây cái. Có người nói hạt đu đủ cái đen hơn và cây đu đủ cái con có rễ cong queo nhưng chưa có cơ sở chính xác.
Sau khi trồng được 8 hay 10 tháng đã bắt đầu thu hoạch, nhưng thu hoạch cao nhất từ năm thứ 3 trở đi.
Công dụng và liều dùng:
Cây đu đủ cung cấp các bộ phận sau đây dùng thuốc: Quả đu đủ xanh và chín, hạt đu đủ, hoa đu đủ, nhựa đu đủ, papain, chất ancaloit: cacpain.
Đu đủ chín được coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hóa các chất thịt, các chất lòng trắng trứng.
Đu đủ xanh nấu kỹ với thịt gà được một số nơi dùng để điều trị bệnh loét dạ dày.
Nhựa đu đủ dùng làm thuốc giun nhưng cần chú ý tránh nguy hiểm đối với trẻ em và người loét dạ dày. Có khi được dùng bôi ngoài chữa trai chân và hột cơm, bệnh sang thấp hoặc can tiễn.
Lá đu đủ dùng gói những thịt gà cứng để khi nấu chóng mềm, dừ. Nước sắc đu đủ dùng giặt những vết máu trên vải và quần áo, hoặc để rửa các vết thương, vết lở loét.
Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường hoặc đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất tiếng.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc

Nấm ngọc cẩu Hòa Bình

Giới thiệu về nấm ngọc cẩu Vì sao nấm có tên : Nấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín. Tên khác Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu Tên khoa học Cynomorium songaricum Rupr Khu vực phân bố Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều  ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp. Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong