Hành (hành hoa) thuộc họ Hành, tên khoa học là Allium fistulosum L.
Mô tả:
Hành là một loại cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30-50 cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn.
Cây hành trồng ở vườn Chẫu
Phân bố, thu hái và chế biến:
Hành được trồng khắp nơi trong nước ta, thường được dùng để làm gia vị, đồng thời để làm thuốc( dung củ tức là dò). Còn được trồng ở nhiều nước khác ở Châu Á và Châu Âu. Mùa chủ yếu là vào tháng 10-11 nhưng có thể có quanh năm. Dùng tươi hay khô đều được.
Tác dụng dược lý:
Có tác giả nói trong hành có chứa tinh dầu, chủ yếu chứa chất kháng sinh alixin C6H10OS2. Axilin là một chất dầu tan trong cồn, benzene, ê te, khi hòa tan trong nước dễ bị thủy phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Tác dụng và liều dùng:
Trong các tài liệu cổ, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc ; sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sang mắt, lợi ngũ tạng; nhưng ăn quá nhiều thì tóc bạc, hư khí xông lên không ra mồ hôi được.
Hiện nay người ta cho rằng hành có tác dụng làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa, đề phòng ký sinh trùng đường ruột và trị tê thấp. tinh dầu hành có tính sát khuẩn, chữa mụn nhọt mưng mủ.
Dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, viêm niêm mạc mũi.
Có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông hoặc them hành vào cháo nóng để ăn giúp chữa cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu.
Mỗi lần có thể dung liều 30-60g dưới hình thức uống sắc hay giã nát lấy nước ép uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét