Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê lô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva L.
Thuộ họ hành tỏi Liliaceae.
Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây:
1.Rễ hoa hiên – hoàng hoa thái căn (Radix hemerocallitis) là rễ và thân rễ phơi khô của cây hoa hiên.
2. Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis là lá cây hoa hiên hái tươi mà dùng.
Mô tả cây:
Hoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6-10 đến 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Nhị 6, bầu có 3 ngăn. Qủa hình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu.
Phân bổ, thu hái và chế biến:
Hoa hiên mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa đổ máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào mùa đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùng tươi.
Công dụng, liều dùng:
Hoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vi nhân dân. Theo đông y, hoa hiên có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, máu cam.
Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy chũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu. Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau. Gần đây, tại Trung Quốc có nơi dùng rễ hoa hiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết áp trùng (sán máu, sán máng-schistosomiase) nhưng với kiều cao có thể gây mờ mắt.
Đơn thuốc trong nhân dân:
Chữa chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20g nấu với 300ml nước, cô còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét