Hoài sơn là cây gì ?
Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ (Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói.
Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.
Theo các cuốn kinh thư cổ có viết, củ mài còn gọi là “sơn dược” có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt, tăng cường thính lực cho tai.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. Thuộc họ củ nâu
Khu vực phân bố
Hoài sơn – sơn dược (củ mài) mọc tự nhiên rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta (Từ Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng trị tới Lâm Đồng, Bình Phước…)
Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).
Ở các tỉnh đồng bằng loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Bộ phận dùng, cách thu hái chế biến
Củ là bộ phận được dùng làm thuốc, thời gian thu hái củ mài là vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm củ mài có chất lượng tốt nhất.
Củ đào về đem rửa sạch. Theo kinh nghiệm dân gian để chế biến thành vị thuốc hoài sơn phải trải qua quá trình chế biến hết sức công phu (phải trả qua 3 giai đoạn sấy diêm sinh) mới thành thuốc.
Ngày nay diêm sinh được khuyến cáo không nên dùng trong chế biến dược liệu vậy nên cách chế biến hoài sơn cũng đơn giản hơn nhiều.
Thành phần hóa học
Hoài sơn có chứa một lượng lớn tinh bột 60%, ngoài ra gần đây các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm ra hoạt chất mới muxin ; men tiêu hóa mantoza, chất béo 0,45%, protit 6,75%
Tình vị
Theo y học cổ truyền hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận.
*Công dụng của hoài sơn
Hoài sơn có rất nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng bồi bổ tỳ vị, phế và thận của vị thuốc này. Sau đây là một số tác dụng chính của hoài sơn:
Tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa
Tác dụng bổ thận
Tác dụng bổ phổi, điều trị các chứng ho hen
Tác dụng sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể
Tác dụng cố tinh, điều trị xuất tinh sớm
Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do hao tổn nguyên khí, suy giảm các chức năng như: Tiêu hóa, thận, phổi…
Người bị suy giảm chức năng thận (Biểu hiện: Lưng đau, gối mỏi, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vàng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, chân tay lạnh…)
Bệnh nhân thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi.
Người mắc khí huyết hư hàn, biểu hiện: gầy yếu, sợ lạnh.
Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Cách dùng, liều dùng
1. Điều trị bệnh tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, trần bì 5g, phục linh 6g sắc với 700ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
2. Thuốc bổ thận, điều trị thận âm hư, di mộng tinh, sợ lạnh
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, khiếm thực (củ súng) 10g, sơn thù du 6g sắc với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
3. Thuốc điều trị ho, bổ phổi
Hoài sơn 10g, củ mạch môn 10g, bách hợp 10g, sa sâm 6g sắc nước uống hàng ngày.
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Áp dụng cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết về vị thuốc thiên hoa phấn, cách dùng như sau:
Hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 12, thạch hộc 12g sắc với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
5. Món ăn từ củ mài
Củ mài tươi hoặc khô còn là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng, bạn có thể nấu củ mài với xương hoặc nấu canh, nấu cháo với thịt sẽ tạo nên những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Canh xương nấu củ mài đặc biệt tốt cho người gầy yếu, người mới ốm dậy, suy nhươc cơ thể. Ngoài ra người bình thường nếu có điều kiện dùng củ mài sẽ mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra người dân còn dùng củ mài để luộc ăn, củ rất bở, thơm ngon, béo ngậy.
Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ (Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói.
Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.
Theo các cuốn kinh thư cổ có viết, củ mài còn gọi là “sơn dược” có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt, tăng cường thính lực cho tai.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. Thuộc họ củ nâu
Khu vực phân bố
Hoài sơn – sơn dược (củ mài) mọc tự nhiên rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta (Từ Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng trị tới Lâm Đồng, Bình Phước…)
Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi).
Ở các tỉnh đồng bằng loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Bộ phận dùng, cách thu hái chế biến
Củ là bộ phận được dùng làm thuốc, thời gian thu hái củ mài là vào mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm củ mài có chất lượng tốt nhất.
Củ đào về đem rửa sạch. Theo kinh nghiệm dân gian để chế biến thành vị thuốc hoài sơn phải trải qua quá trình chế biến hết sức công phu (phải trả qua 3 giai đoạn sấy diêm sinh) mới thành thuốc.
Ngày nay diêm sinh được khuyến cáo không nên dùng trong chế biến dược liệu vậy nên cách chế biến hoài sơn cũng đơn giản hơn nhiều.
Thành phần hóa học
Hoài sơn có chứa một lượng lớn tinh bột 60%, ngoài ra gần đây các nhà khoa học Nhật Bản còn tìm ra hoạt chất mới muxin ; men tiêu hóa mantoza, chất béo 0,45%, protit 6,75%
Tình vị
Theo y học cổ truyền hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận.
*Công dụng của hoài sơn
Hoài sơn có rất nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng bồi bổ tỳ vị, phế và thận của vị thuốc này. Sau đây là một số tác dụng chính của hoài sơn:
Tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa
Tác dụng bổ thận
Tác dụng bổ phổi, điều trị các chứng ho hen
Tác dụng sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể
Tác dụng cố tinh, điều trị xuất tinh sớm
Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do hao tổn nguyên khí, suy giảm các chức năng như: Tiêu hóa, thận, phổi…
Người bị suy giảm chức năng thận (Biểu hiện: Lưng đau, gối mỏi, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vàng, hoa mắt chóng mặt, ù tai, chân tay lạnh…)
Bệnh nhân thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi.
Người mắc khí huyết hư hàn, biểu hiện: gầy yếu, sợ lạnh.
Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Cách dùng, liều dùng
1. Điều trị bệnh tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, trần bì 5g, phục linh 6g sắc với 700ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
2. Thuốc bổ thận, điều trị thận âm hư, di mộng tinh, sợ lạnh
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, khiếm thực (củ súng) 10g, sơn thù du 6g sắc với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
3. Thuốc điều trị ho, bổ phổi
Hoài sơn 10g, củ mạch môn 10g, bách hợp 10g, sa sâm 6g sắc nước uống hàng ngày.
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Áp dụng cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết về vị thuốc thiên hoa phấn, cách dùng như sau:
Hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 12, thạch hộc 12g sắc với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
5. Món ăn từ củ mài
Củ mài tươi hoặc khô còn là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng, bạn có thể nấu củ mài với xương hoặc nấu canh, nấu cháo với thịt sẽ tạo nên những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Canh xương nấu củ mài đặc biệt tốt cho người gầy yếu, người mới ốm dậy, suy nhươc cơ thể. Ngoài ra người bình thường nếu có điều kiện dùng củ mài sẽ mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra người dân còn dùng củ mài để luộc ăn, củ rất bở, thơm ngon, béo ngậy.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét