Tên khác :
Dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)
Tên Khoa học
Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae
Đặc điểm thực vật, phân bố của khổ sâm cho lá:
Cây khổ sâm nhỏ cao 0,7 – 1,0m, lá mọc cách hoặc hơi so le, cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh, khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
Bộ phận dùng, chế biến của khổ sâm cho lá:
Dùng lá khổ sâm, dạng tươi hoặc phơi khô. Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa.
công dụng của khổ sâm cho lá:
Rất tốt cho người tiêu hóa kém, đau bụng đi ngoài, đau bụng không rõ nguyên nhân
Kết hợp cùng với lá khôi, bồ công anh: hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày
điều trị vẩy nến, á sừng khi kếp hợp với một số vị thuốc nam khác
Liều dùng khổ sâm cho lá:
Mỗi lần uống 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
Nếu bị chốc đầu thì dùng nước sắc để rửa hoặc giã lá tươi để đắp.
Chú ý: Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.
Đơn thuốc có khổ sâm:
điều trị lỵ, đau bụng đi ngoài: Lá Khổ sâm, lá Phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Hoặc lá Khổ sâm, rau Sam, cỏ Sữa. Nhọ nồi, lá Mơ lông, mỗi vị 10 g sắc uống ngày 1 thang.
điều trị đau bụng không rõ nguyên nhân: Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.
điều trị đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu: Lá Khổ sâm, dây Ngấy hương, đều phơi khô, mỗi thứ một nắm (30-40g), thêm 3 lát gừng, sắc uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.
điều trị khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.
điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
Ngoài ra khổ sâm cho lá còn có nhiều tác dụng quý khác như:
Tác Dụng Chống Nấm
Tác Dụng Kháng Sinh
Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét
Tác dụng lợi niệu
Tác dụng kháng khuẩn
Kiêng Kỵ:
Tỳ vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái)
Tên Khoa học
Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae
Đặc điểm thực vật, phân bố của khổ sâm cho lá:
Cây khổ sâm nhỏ cao 0,7 – 1,0m, lá mọc cách hoặc hơi so le, cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh, khi phơi khô mặt dưới lá có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành.
Bộ phận dùng, chế biến của khổ sâm cho lá:
Dùng lá khổ sâm, dạng tươi hoặc phơi khô. Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa.
công dụng của khổ sâm cho lá:
Rất tốt cho người tiêu hóa kém, đau bụng đi ngoài, đau bụng không rõ nguyên nhân
Kết hợp cùng với lá khôi, bồ công anh: hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày
điều trị vẩy nến, á sừng khi kếp hợp với một số vị thuốc nam khác
Liều dùng khổ sâm cho lá:
Mỗi lần uống 12 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
Nếu bị chốc đầu thì dùng nước sắc để rửa hoặc giã lá tươi để đắp.
Chú ý: Cơ thể bị suy nhược, táo bón không dùng được, dùng liều cao gây buồn nôn, nhức đầu, khi ngừng thuốc sẽ tự hết các triệu chứng trên.
Đơn thuốc có khổ sâm:
điều trị lỵ, đau bụng đi ngoài: Lá Khổ sâm, lá Phèn đen mỗi thứ một nắm, sắc uống. Hoặc lá Khổ sâm, rau Sam, cỏ Sữa. Nhọ nồi, lá Mơ lông, mỗi vị 10 g sắc uống ngày 1 thang.
điều trị đau bụng không rõ nguyên nhân: Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.
điều trị đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu: Lá Khổ sâm, dây Ngấy hương, đều phơi khô, mỗi thứ một nắm (30-40g), thêm 3 lát gừng, sắc uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.
điều trị khắp mình nổi mẩn ngứa, muốn gãi luôn: Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.
điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20-25g.
Ngoài ra khổ sâm cho lá còn có nhiều tác dụng quý khác như:
Tác Dụng Chống Nấm
Tác Dụng Kháng Sinh
Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét
Tác dụng lợi niệu
Tác dụng kháng khuẩn
Kiêng Kỵ:
Tỳ vị hư hàn: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét