Lá mã đề là vị thuốc nam rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam, ngày trước hầu như ở dưới các vùng quê nhà nào cũng trồng vài ba khóm mã đề vừa làm cảnh vừa làm thuốc (Cây mã đề có hình dáng khá đẹp) Nước sắc cây mã đề rất mát lại có tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải chất độc cho thận. Chính vì vậy mà trong các bài thuốc dân gian điều trị các bệnh về thận bao giờ cũng có vị thuốc mã đề. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về công dụng và cách dùng cây thuốc này:
Tên gọi :
Cây Mã đề còn có tên khác là Mã đề thảo, xa tiền thái, xa tiền, tên khoa học là Plantago major L., họ mã đề – Plantaginaceae.
Bộ phận dùng làm thuốc : Lá cây và hạt
Lá mã đề thường gọi là Xa tiền thảo
Hạt mã đề thường gọi là Xa tiền tử.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang khắp các tỉnh thành, được trồng bằng hạt nơi đất ẩm mát và mùa xuân.
Thu hái: Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô.
Tính vị, tác dụng :
Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm., điều trị bệnh huyết áp cao
Làm giảm cơn thèm thuốc, giúp cai thuốc lá hiệu quả
Điều trị ho, tiêu đờm :
Điều trị bệnh bí tiểu, tiểu dắt.
Điều trị bệnh chảy máu cam do nóng.
Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mãn tính
Tốt cho bệnh nhân mắc huyết áp cao
Cách dùng :
Dùng cai thuốc lá: Lá mã đề khô 20g hãm nước sôi uống hàng ngày (Uống sau bữa ăn 20 phút) Uống liên tục 1 tuần và cảm nhận hiệu quả, giảm cơn thèm thuốc rõ rệt.
Điều trị ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Thông lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 5 g, nước 600 ml, sắc trong 30 phút uống thay nước trong ngày.
Điều trị chứng bí tiểu tiện: Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.
Bệnh chảy máu cam: Một nắm lá rau mã đề tươi rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, đắp bã mã đề lên trán, nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy. Uống chừng vài ngày sẽ khỏi.
Đối với bệnh viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g; thương truật, phục linh, trạch tả mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý khi dùng mã đề :
Không dùng mã đề cho phụ nữ có thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm ( Không nên dùng mã đề )
Đối với trẻ nhỏ, nếu dùng mã đề để điều trị ho cho trẻ, sẽ hay gây hiện tượng đái dầm.
Tránh nhầm lẫn với cây mã đề nước ( Cây màu tía, cây thủy sinh chỉ hay dùng đề làm cảnh )
Tên gọi :
Cây Mã đề còn có tên khác là Mã đề thảo, xa tiền thái, xa tiền, tên khoa học là Plantago major L., họ mã đề – Plantaginaceae.
Bộ phận dùng làm thuốc : Lá cây và hạt
Lá mã đề thường gọi là Xa tiền thảo
Hạt mã đề thường gọi là Xa tiền tử.
Nơi sống và thu hái:
Cây mọc hoang khắp các tỉnh thành, được trồng bằng hạt nơi đất ẩm mát và mùa xuân.
Thu hái: Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô.
Tính vị, tác dụng :
Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm., điều trị bệnh huyết áp cao
Làm giảm cơn thèm thuốc, giúp cai thuốc lá hiệu quả
Điều trị ho, tiêu đờm :
Điều trị bệnh bí tiểu, tiểu dắt.
Điều trị bệnh chảy máu cam do nóng.
Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mãn tính
Tốt cho bệnh nhân mắc huyết áp cao
Cách dùng :
Dùng cai thuốc lá: Lá mã đề khô 20g hãm nước sôi uống hàng ngày (Uống sau bữa ăn 20 phút) Uống liên tục 1 tuần và cảm nhận hiệu quả, giảm cơn thèm thuốc rõ rệt.
Điều trị ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Thông lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 5 g, nước 600 ml, sắc trong 30 phút uống thay nước trong ngày.
Điều trị chứng bí tiểu tiện: Dùng 12 g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít lá sắc cùng để uống.
Bệnh chảy máu cam: Một nắm lá rau mã đề tươi rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, đắp bã mã đề lên trán, nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy. Uống chừng vài ngày sẽ khỏi.
Đối với bệnh viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20 g, ý dĩ 16 g; thương truật, phục linh, trạch tả mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý khi dùng mã đề :
Không dùng mã đề cho phụ nữ có thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm ( Không nên dùng mã đề )
Đối với trẻ nhỏ, nếu dùng mã đề để điều trị ho cho trẻ, sẽ hay gây hiện tượng đái dầm.
Tránh nhầm lẫn với cây mã đề nước ( Cây màu tía, cây thủy sinh chỉ hay dùng đề làm cảnh )
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét