Giới thiệu thêm về cây Vông nem
Tên khác
Cây còn có tên là Hải đồng bì, Thích đồng bì.
Tên khoa học
Erythrina oricntalis
Thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae.
Mô tả cây vông nem
(Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Tên khác
Cây còn có tên là Hải đồng bì, Thích đồng bì.
Tên khoa học
Erythrina oricntalis
Thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae.
Mô tả cây vông nem
(Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn, gói nem, hoặc làm cảnh.
Thành phần hoá học và tác dụng dược lý
Trong lá có một số hoạt chất có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương giúp gây ngủ.
Bộ phận dùng
Lá hoặc vỏ cây vông đều được dùng làm thuốc
* Công dụng và liều dùng lá vông
Thuốc an thần, gây ngủ từ lá vông: Lá vông khô 15g, sắc với 300ml, sắc còn 150ml nước uống trước khi đi ngủ
Rượu lá vông điều trị mất ngủ: 1kg lá khô ngâm với 3-4 lít rượu. Uống mỗi ngày 20ml trước khi đi ngủ.
điều trị mất ngủ từ Lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
Dân gian: đắp lá tươi hơ nóng vào hậu môn để điều trị trĩ (Lá vông còn được ứng dụng trong Bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ của người Mường Hòa Bình)
công dụng của vỏ cây Vông
Theo tài liệu cổ, vỏ cây vông nem có vị đắng tính bình, vào 2 can và thận. Có các tác dụng sau:
Thông kinh lạc, điều trị mất ngủ
điều trị phong tê thấp ở người già
Dùng điều trị lưng gối đau nhức do thận âm hư
Đơn thuốc có vỏ vông nem
Thuốc điều trị một số hênh ngoài da: Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, xà sàng tử, rễ chút chít. Tất cả tán nhỏ ngâm rượu. Dùng bôi ngoài điều trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở ngứa.
điều trị răng sâu: Vỏ vông nem tán nhỏ rắc vào nơi răng sâu.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét