Long nhãn còn có tên gọi khác là á lệ chi, lệ chi nô. Long nhãn là phần cùi quả nhãn được chế biến sấy khô theo phương pháp truyền thống.
Tên khoa học
Euphoria longana Lamk. Thuộc họ bồ hòn.
Khu vực phân bố
Cây nhãn hiện nay được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc. Hầu hết trong mỗi 1 gia đình nông thôn miền Bắc đều có trồng cây nhãn.
Hiện nay cây nhãn là một trong những loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mỗi năm tiền thu từ bán nhãn mỗi cây từ 3-5 triệu, thương lái thu hái nhãn cho các chợ nông sản và xuất sang Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Quả nhãn là bộ phận dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái: Vào tháng 10 hàng năm, khi quả chín. (Thời điểm thu nhãn thường trùng với mùa mưa bão, người dân thường thu sớm để tránh bão).
Chế biến: Cách chế biến long nhãn khá công phu, cách làm như sau: Nhãn thu hái về sẽ để nguyên cả chùm, đem nhúng vào nước sôi 1-2 phút. Tiếp tục ban ngày đem phơi nắng, ban đêm sấy, duy trì liên tục trong thời gian khoảng 40 giờ. Kiểm tra tới khi nào lắc quả thấy có tiếng kêu lục cục bên trong quả là được. Tiếp tục đme bóc vỏ, bỏ hạt rồi sấy cho đến khô, cầm không dính tay là được.
Tên khoa học
Euphoria longana Lamk. Thuộc họ bồ hòn.
Khu vực phân bố
Cây nhãn hiện nay được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc. Hầu hết trong mỗi 1 gia đình nông thôn miền Bắc đều có trồng cây nhãn.
Hiện nay cây nhãn là một trong những loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mỗi năm tiền thu từ bán nhãn mỗi cây từ 3-5 triệu, thương lái thu hái nhãn cho các chợ nông sản và xuất sang Trung Quốc.
Bộ phận dùng
Quả nhãn là bộ phận dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái: Vào tháng 10 hàng năm, khi quả chín. (Thời điểm thu nhãn thường trùng với mùa mưa bão, người dân thường thu sớm để tránh bão).
Chế biến: Cách chế biến long nhãn khá công phu, cách làm như sau: Nhãn thu hái về sẽ để nguyên cả chùm, đem nhúng vào nước sôi 1-2 phút. Tiếp tục ban ngày đem phơi nắng, ban đêm sấy, duy trì liên tục trong thời gian khoảng 40 giờ. Kiểm tra tới khi nào lắc quả thấy có tiếng kêu lục cục bên trong quả là được. Tiếp tục đme bóc vỏ, bỏ hạt rồi sấy cho đến khô, cầm không dính tay là được.
Thành phần hóa học
Long nhãn: có chứa: protit, chất béo, vitamin A, vitamin B, đường sacaroza.
Hạt nhãn: Có các chất saponin, tanin, tinh bột, chất béo.
Tính vị
Vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm và tỳ. Theo y học cổ truyền long nhãn có một số công dụng chính sau:
* Công dụng của long nhãn
Bồi bổ, tăng cường sức khỏe
Cải thiện trí nhớ, giảm stress
Điều trị chứng hoảng loạn, hay quên
Giúp ngủ ngon hơn
Rất tốt cho hệ tim mạch
Đối tượng sử dụng
Mọi đối tượng đều sử dụng được long nhãn
Long nhãn thường được dùng trong những thang thuốc bổ
Cách dùng, liều dùng
Điều trị suy nhược cơ thể do áp lực công việc, hay quên: Long nhãn, hoàng kỳ, táo nhân (sao vàng), phục thần mỗi vị 5g, mộc hương 8g, trích cam thảo 5g, táo đỏ 1 quả, gừng 3 lát mỏng, sắc với 500ml nước uống trong ngày.
Điều trị mất ngủ, kém ăn, nhanh mệt: Long nhãn 15g, kỷ tử 15g, hoài sơn (củ mài) 20g, hạt sen 10g đun với 700ml nước để uống trong ngày.
Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc khác trong dân gian có vị long nhãn, các bài thuốc này chủ yếu là các bài thuốc bồi bổ cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng
Bệnh nhân tiểu đường không nên dùng.
Nguồn:Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét