Chuyển đến nội dung chính

Còn có tên là Ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân, abricotier (Pháp), má pheng (Thái), mai.
Tên khoa học Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lamk)
Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
Cây mơ cho ta những vị thuốc:
1. Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae) là hạt khô của cây mơ.
2. Nước cất hạt mơ Aqua Armeniacae amarae chế từ hạt mơ.
3. Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) là quả mơ chế và phơi hay sấy khô.
4. Dầu hạnh nhân (Oleum Armeniacae) dầu ép từ hạt mơ.
Mô tả cây:
Cây mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4-5m. Lá mọc so le, có cuống phiến lá hình bầu dục, nhọ ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 sắc trắng hoặc màu hồng, mùi thơm. Quả chín vào tháng 3-4. Đây là một quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh; có nhiều thịt, trong có một hạt. Ngoài cây mơ nói ở đây, tại một số tỉnh miền Bắc có loài song mai, mỗi đốt mọc 2 quả được coi là quý hơn (Hình 544).
Phân bố, thu hái và chế biến:
Mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở Hà Tây (vùng chùa Hương, huyện Mỹ Đức – Hà Nội ngày nay), Nam Định, Hà Nam (huyện Kim Bảng), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có. Còn mọc ở Armenia, Trung Quốc, Nhật Bản.
Cây quả mơ vùng chùa Hương (Hà Tây, Hà Nội)
Quả mơ hái vào tháng 3-4 (tầm tháng 2-3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàng) hái về tãi mỏng. Tuỳ theo chế mơ trắng (bạch mai) hay mơ đen (ô mai) cách chế biến khác nhau.
Chế bạch mai hay diêm mai: khi quả mơ phơi đã héo, thì dùng muối xát đều, sau đó bỏ vào vại sành muối như muối cà (không dổ nước), muối 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, phơi cho tái, rồi lại cho vào vại muối lần thứ hai, thêm một ngày một đêm nữa, rồi phơi cho thật khô. Muối thấm vào quả mơ kết tinh thành một lớp trăng trắng nên gọi là bạch mơ (bạch = trắng), ta còn gọi là ô mai muối mặc dầu chữ ô mai dùng ở đây không đúng.
Chế ô mai (ô = đen, mai = mơ): hái những quả mơ thật già đem về tãi mỏng ở những nơi mát trong 3 ngày cho héo, sau đó đun nước sôi, cho quả mơ vào cho đến khi da mơ nhăn lại, cho vào chõ đồ rồi lại phơi. Làm như vậy 6-7 lần cho đến khi quả mơ tím đen là được. (Kiểu 9 lần đồ, 9 lần phơi hay cửu chung, cửu sái). Có nơi đem về đồ ngay rồi phơi, phơi héo lại đồ, làm như vậy chín lần cho đến khi quả mơ có màu đen thì phơi khô kiệt là được. Một số nơi khác người ta có thể chế ô mai bằng cách hái về cho vào lò sấy bằng khói than củi ở nhiệt độ không quá 40°C cho khô và hơi có màu vàng đen sẫm thì cất vào kho để một thời gian cho ngả màu đen là được; sau đó loại bỏ hạt chỉ lấy thịt quả. Hơi khói ở cách này giúp cho sự bảo quản.
Chế ô mai cam thảo: người ta cho thêm vào mơ gừng, cam thảo và muối cũng gọi là ô mai.
Chế nước cất hạt mơ: Hạt mơ (nhân) 1200g; Nước lã 2.000ml; Cồn 90°, nước cất vừa đủ.
Giã nhân hạt mơ, ép bỏ dầu đi (dầu hạt mơ này có thể dùng, tên là dầu hạnh nhân). Cho bã vào nồi cất, thêm nước lã vào, khuấy đều. Để yên hai giờ trở lên. Cất lấy hơi nước. Đầu ống dẫn hơi được nhúng vào bình trong đó đã chứa sẵn chừng 300ml cồn 90°.
Khi cất được tất cả cồn và nước chừng 900ml thì thôi. Lấy một ít nước này, định lượng axit xyanhydric. Dùng hỗn hợp khoảng 1 phần cồn và 3 phần nước cất (tính theo thể tích) để pha sao cho cứ 100ml dung dịch có 0,10g axit xyanhydric ta sẽ có được nước cất hạt mơ dùng làm thuốc.
Chế rượu mơ: Mơ chín hái về rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình có nút kín. Cứ 1 kg mơ thêm 1 lít rượu 50°, ngâm trong thời gian một tháng trở lên; gạn lấy rượu này; thêm vào bã còn lại 1 lít rượu 50° mới, lại ngâm từ 1 tháng trở lên, gạn lấy rượu. Bã còn lại sau lấy rượu có thể ướp muối làm ô mai.
Thành phần hoá học:
Trong thịt quả mơ có chừng 2,5% axit trong đó chủ yếu gồm axit xitric, axit tactric, độ 27% chất đường (chủ yếu là sacaroza), một ít dtrin, tinh bột, quexetin, izoquexetin, caroten, lycopen, vitamin C, tanin, pectin, metylsalixylat, men peroxydaza và ureaza.
Năm 1968, từ quả mơ người ta chiết được một chất có tác dụng đối với vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis. Tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của axit xitric và malic (Chemical Asbtract, 1968, 69-686C).
Nhân hạt mơ chứa 35- 40% chất dầu (dầu hạnh nhân) và 3% chất amygdalin C20H27O11 và men Emunsin gồm 2 men: men amydalaza và men prunaza. Amygdalin chịu tác dụng của men emunsin cho axit xyanhydric, andehyt benzoic hay benzandehyt và glucoza.
Năm 1951, người ta phát hiện trong dung dịch hạt mơ có chất axit được đặt tên axit pangamic – vitamin B-15, có tỉ lệ khá cao trong nhân hạt mơ. Vitamin B-15 có tác dụng kích thích quá trình chuyển hoá oxy trong tế bào làm cho tế bào chóng hồi phục và làm cơ thể chậm già.
Cấu trúc của axit pangamic – hay vitamin B15 được xác định là este của axit glucomic và dimetyglyxin.
Dầu hạt mơ hay dầu hạnh nhân có tỷ trọng 0,91-0,92, chỉ số xà phòng 188-198, chỉ số i-ốt 100-108, thành phần chủ yếu của dầu hạt mơ là axit oleic và axit linoleic.
Tác dụng dược lý:
Năm 1971, Đỗ Tất Lợi, Bùi Thụ và cộng sự (Tạp chí y học 3-1971, trang 34-40) nghiên cứu tính chất chỉ khái, sinh tân dịch của mơ ghi trong những tài liệu cổ áp dụng với những công nhân làm thuỷ tinh thường xuyên ở nhiệt độ cao theo phương pháp đối chứng placebo kết luận: Nước quả mơ pha đường có tác dụng làm cho công nhân làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao, khô đỡ khát nước, giảm lượng mồ hôi, giảm lượng nước uống, giảm lượng muối mất đi do mồ hôi trong quá trình lao động. Nước quả mơ pha đường còn làm thời gian phản xạ ít kéo dài hơn và làm sức bền bỉ dẻo dai ít giảm sút vào cuối giờ làm việc cũng như bớt được hiện tượng đái máu vi thể. Năm 1972, Đỗ Chung Võ, Lê Thị Minh Liên và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm và cũng có những kết luận tương tự với công nhân lò nóng ở nhà máy xi măng Sài Sơn (Hà Tây).
Người ta cho rằng thịt quả mơ có tác dụng là do các axit hữu cơ, chất đường, vitamin C…
Nhân hạt mơ tác dụng nhờ chất amygdalin. Chất này đi vào cơ thể sẽ cho HCN và andehyt benzoic hay benzandehyt. Chất HCN tác dụng đối với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó hôn mê. Đối với trung khu hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế. HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, nhưng khi dùng liều nhỏ hoặc uống amygdalin vào cơ thể, chất HCN chỉ giải phóng từ từ sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp do đó dùng để chữa ho.
Tác dụng của vitamin B15 giải thích cho việc ngâm rượu dùng cho người có tuổi.
Công dụng và liều dùng:
Nước cất hạt mơ: có độc, cần cẩn thận khi sử dụng; dùng để chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Mỗi lần dùng 0,5 đến 2ml, cả ngày có thể dùng từ 2 đến 6ml. Liều dùng tối đa: 2ml/lần, 6ml/ngày.
Ô mai được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, trừ đờm, hen xuyễn, khó thở, phù thũng. Ngậm hoặc sắc uống. Ngày dùng từ 3 đến 6g. Ô mai còn được dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác) đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật; môi trường axit của ô mai làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra ngoài. Người ta còn dùng ô mai chữa chai chân, làm rụng trĩ.
Dầu hạt mơ-dầu hạnh nhân làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng với liều dùng 5 đến 15ml, dùng dưới hình thức thuốc sữa. Dầu hạt mơ còn dùng làm thuốc bôi trừ nẻ, bôi tóc cho trơn và bóng.
Rượu mơ làm rượu bổ giúp ăn ngon, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát. Ngày uống 30 đến 60ml.
Đơn thuốc có mơ và ô mai
Chữa kiết lỵ khát nước: ô mai 2-3 quả, thêm nước vào đun sôi giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.
Chữa giun chui qua mồm, mũi: ô mai 2 quả, thêm 300ml nước, đun sôi, giữ sôi 15 phút, thêm đường vào vừa đủ ngọt, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa băng huyết: ô mai 7 quả, đốt tồn tính, tán nhỏ, chia làm ba lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

hoa tam thất

Ngoài củ tam thất (Kim bất hoán) là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được cũng là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. *Những tác dụng quý của Hoa tam thất: Tác dụng điều trị mất ngủ, mơ sảng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc (Tác dụng này của Hoa tam thất là vô cùng hiệu quả, kể cả với những người mất ngủ kéo dài, kinh niên. Hoa tam thất sẽ giúp bạn giải quyết bệnh mất ngủ một cách triệt để với hiệu quả đáng kinh ngạc). Tác dụng ổn định huyết áp kể cả người mắc huyết áp cao và huyết áp thấp, Hoa tam thất đều có tác dụng rất tốt. Tác dụng tăng lực: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi khi bạn phải làm việc nặng nhọc với cường độ cao ( Đặc biệt trong những ngày mùa hè oi bức ) Tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Hoa tam thất được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng Hoa tam thất hàng ngày để có một trái tim khoẻ mạnh. Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giú

Cây nàng hai

Cây nàng hai còn được gọi là cây ngứa…. Tên khoa học Cây có tên khoa học là Urtica dioica L. Khu vực phân bố Cây nàng hai mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Ở nước ta cây mọc nhiều ở một số tỉnh phía Nam như: Huế, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Vũng Tàu…. Bộ phận dùng Toàn cây gồm lá, thân và rễ của cây đều dùng làm thuốc. Cách chế biến và thu hái Cây thường được thu hái vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, bằng cách nhổ cả cụm cây, để riêng rễ và lá, đem chặt ngắn phơi khô làm thuốc. Thành phần hóa học Cây có tính độc, rất ngứa nên còn được gọi là cây ngứa. Lông cây nàng hai khi dính vào da sẽ gây ngứa, nổi đỏ rất khó chịu bởi trong lông có chứa dịch chất acide formique, chất này gây ngứa, khiến người bị tiếp xúc gãi liên tục gây nổi mụn. * Công dụng của cây nàng hai Những thông tin về cây nàng hai khá ít ỏi, vị thuốc này mới  được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Cây thường dùng để điều trị một số bệnh sau: Tác dụng điều trị sốt kéo dài Tác

Ngũ gia bì, cây chân chim (lá lằng)

Tên khác của Ngũ gia bì Ngũ gia bì còn có tên gọi là Cây chân chim ( cùng họ với Nhân sâm ), một số địa phương miền núi phí Bắc còn gọi là : Cây lá lằng, cây đáng, cây chân vịt, Sâm nam, may tảng … Tên khoa học Acanthopanax aculeatus Seem. Khu vực phân bố Ở Việt nam Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối. Bộ phận dùng Điểm đặc biệt của Ngũ gia bì, chân chim là không sử dụng toàn bộ thân làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ để dùng làm thuốc Ngoài ra lá cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau. Cách chế biến và thu hái Cách chế biến đơn giản nhất là rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu lá rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô. Thành phần hóa học Trong cây thuốc có các hoạt chất: Saponin, tanin, tinh dầu. Tính vị Ngũ gia bì có vị đắng chát, tính mát * Công dụng Tác dụng làm vị thuốc