Tên khoa học Sterculia plataniafolia L.
Thuộc họ Trôm Sterculiaceae.
Ngô đồng họ Trôm
Mô tả:
Ngô đồng là một cây to, cao. Lá xẻ thùy chân vịt, đường kính lá tới 25cm với 3 đến 5 thùy hình ba cạnh, cuống lá dài hơn phiến lá, dài tới 30cm. Những thùy rất sít nhau có khi hơi chồng lên nhau. Hoa nhỏ màu vàng. Quả gồm 5 đại, mỏng, dài 10cm, với 2 hạt hình trứng dài 8mm, rộng 6mm.
Phân bố, thu hái và chế biến:
Ngô đồng được trồng nhiều ở tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Còn thấy trồng ở Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản.
Ngô là cây ngày ngắn. Ngô cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Ngô là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của ngô cũng khác nhau. Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ và tạo hột. Ngô cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất ngô. Ngô sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết.
Công dụng và liều dùng:
Theo kinh nghiệm trong nhân dân, người ta dùng hạt cà vỏ cây ngô đồng để chữa rụng tóc và làm đen tóc.
Vỏ cây ngô đồng đốt thành than, trộn với dầu bôi lên tóc bạc.
Hạt ngô đồng giã nát, bôi lên đầu có tác dụng làm rụng tóc bạc và mọc thêm tóc đen.
Hạt ngô đồng giã nát còn được dùng chữa bệnh loét miệng và bệnh ngoài da.
Lưu ý:
Không nhầm cây ngô đồng họ Trôm này với cây ngô đồng Jatropha podagrica Hook, họ Thầu dầu (Euphorbiacea). Cây nàu có thân thường phình ra như cái lọ, gân lá tỏa tròn, cuống dính vào giữa phiến, cụm hoa màu đỏ, quả thường nổ mạnh, tung hạt đi rất xa nên người ta thường nói “cây ngô đồng không trồng mà mọc”.
Ngô đồng họ Thầu dầu
Cây này có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1-3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3-5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2-3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng.
Nguồn: Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004)
Nhận xét
Đăng nhận xét