Cây ngưu tất còn có tên gọi khác là hoài ngưu tất, nhiều nơi còn gọi là cây cỏ xước rễ lớn.
Cây ngưu tất và cây cỏ xước có cùng họ, hình dáng khá giống nhau nên nhiều người vẫn tưởng 2 cây này là 1. Thực tế rễ ngưu tất có kích thước lớn hơn rễ cỏ xước.
Tên khoa học
Achyranthes hidentata Blume. Thuộc họ dền
Khu vực phân bố
Cây ngưu tất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, trước kia ở nước ta chưa có cây này ta vẫn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Ngày nay cây đã được di thực về trồng tại Việt Nam.
Bộ phận dùng
Rễ cây chính là vị thuốc ngưu tất.
Cách chế biến và thu hái
Rễ cây được thu hái vào tháng 10, tháng 11 hàng năm. Rễ đào về đem rửa sạch, chặt hết các rễ con, đem phơi khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu trong rễ ngưu tất có các hoạt chất: Saponin, ecdysteron, inokosteron, kali.
Cây ngưu tất
Tính vị
Rễ cây có vị đắng và hơi chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận.
* Công dụng của cây ngưu tất
Theo y học cổ truyền vị thuốc ngưu tất có một số công dụng chính như sau:
- Bồi bổ gan, thận, tăng sinh lý
- Mạnh gân xương
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm tan cục máu đông
- Điều trị huyết áp cao
- Hạ cholesterol trong máu
- Điều trị chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim
- Điều trị bế kinh, tắc kinh
Cách dùng, liều dùng
Liều dùng chung: 4g – 10g/Người/ngày.
1. Cách ngâm rượu ngưu tất là thuốc bổ gan thận, tráng dương, mạnh gân xương, điều trị đau nhức xương khớp:
Bài ngâm rượu ngưu tất bổ thận, mạnh gân xương
2. Điều trị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cholesterol cao, huyết áp cao:
Rễ ngưu tất khô 5g, cây thành ngạnh (đỏ ngọn) 10g đun với 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát nước uống sau bữa ăn 30 phút. DÙng liên tục khoảng 2 tháng lại nghỉ 1 đợt 3 ngày mới dùng lại. Uống khoảng 3 đợt là ổn định.
3. Điều trị bế kinh, tắc kinh: Ngưu tất 10g, ích mẫu 10g sắc uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ mang thai không dùng được.
Nguồn: Tổng hợp online
Nhận xét
Đăng nhận xét