Cây nhân trần còn có tên gọi khác là cây bồ bồ, hoắc hương núi, tuyết hương lam là một loài thảo dược quý có công dụng điều trị bệnh gan, được dùng nhiều trong các phương thuốc cổ truyền.
Tên khoa học
Adenosma glutinosum. Thuộc họ mã đề
Khu vực phân bố
Cây nhân trần chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Nghệ An…..
Chưa thấy cây này phân bố ở các tỉnh phía nam.
Bộ phận dùng
Toàn cây bao gồm cả lá, thân và rễ.
Cách chế biến và thu hái
Thu hái: Là loài cây thân thảo, mọc hàng năm. Thời vụ thu hái nhân trần diễn ra vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Chế biến: Nhổ cả cây, rũ rửa sạch đất cát đem phơi khô cả cây, bó thành từng bó để bảo quản (Hoặc chặt ngắn phơi khô để bảo quản). Khi dùng sẽ lấy 1 nắm rửa sạch bỏ vào ấm chế nước sôi dùng hàng ngày.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu về cây nhân trần thấy trong cây có chứa các hoạt chất: Saponin tritecpenic, cumarin, flavonozit, tinh dầu.
Tính vị
Cây nhân trần có vị đắng nhẹ, mùi thơm, tính bình. Vào 2 kinh can (gan) và bàng quang.
* Công dụng của cây nhân trần
Theo y học cổ truyền cây nhân trần có một số công dụng chính như sau:
- Điều trị viêm gan, vàng da
- Thanh nhiệt giải độc cơ thể
- Lợi mật, tăng cường tiêu hóa
- Lợi tiểu
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân viêm gan B
- Bệnh nhân xơ gan
- Người dùng nhiều bia rượu
- Người có hiện tượng vàng da do chức năng gan yếu
- Người kém ăn, tiêu hóa kém
- Người miệng khô, tiểu khó
Cách dùng, liều dùng
Dùng hàng ngày: Nhân trần khô 30g rửa sạch, hãm với 1 lít nước uống trong ngày.
Điều trị viêm gan, vàng da: Nhân trần 20g, chi tử (Hạt dành dành) 13g đun với 1 lít nước, đun cạn còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Hiện có 3 loại nhân trần: Nhân trần Việt Nam có 2 loại, nhân trần Trung Quốc 1 loại có công dụng như nhau.
Nguồn: Tổng hợp Online
Nhận xét
Đăng nhận xét